Trầu không là một loại cây cực kỳ quen thuộc với đời sống người Việt Nam, được biết đến nhiều qua văn hóa ăn trầu từ ngàn xưa. Bạn có thể thấy trầu không hay nước lá trầu không là một bài thuốc dân gian khá phổ biến, được ứng dụng cho nhiều mục đích sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, liệu rằng thảo dược này có hoàn toàn tốt? Có gây ra tác dụng không mong muốn cho cơ thể hay không?
Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về lá trầu không
Trầu không là một loại cây thân leo thuộc họ Piper betle L, thường bám vào một giá thể để phát triển, điển hình nhất là các thân cây cứng như cau.
Lá trầu mọc so le, phiến lá to bản như bàn tay, độ dài khoảng 10 – 13cm, hình trái xoan, đầu nhọn. Lá có màu xanh đậm, trơn nhẵn và bóng. Khi soi lá dưới ánh sáng sẽ thấy nhiều điểm tinh dầu tạo nên mùi vị đặc trưng của trầu không.
Tại Việt Nam, cây trầu được trồng ở hầu hết các địa phương, là cây ưa râm, ưa ẩm, dễ chăm sóc, chủ yếu để thu hoạch lá. Lá trầu không chứa rất nhiều những vi chất có lợi cho cơ thể như canxi, sắt, vitamin A, B và C, các dẫn xuất phenol và terpene.
Trong Đông Y, trầu thuộc nhóm thảo dược tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong, sát trùng. Thời gian gần đây y học hiện đại cũng nghiên cứu nhiều hơn chiết xuất từ lá trầu không nhằm phục vụ sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể, nâng cao sức khỏe.
5 tác dụng của lá trầu không có thể bạn chưa biết
Giảm đau
Y học cổ truyền từ lâu đã ứng dụng trầu không vào đánh gió để giảm sự khó chịu, mệt mỏi do những cơn đau đầu, đau nhức cơ thể do cảm cúm gây ra. Ngoài ra, khi bạn bị đau đầu do thời tiết, hãy xoa vài lá trầu không từ đỉnh đầu đến 2 thái dương. Nhờ tinh dầu cay, ấm từ lá trầu giúp não bộ được thư giãn, ổn định lưu thông máu, cơn đau sẽ nhanh chóng dịu đi.
Ngoài ra, do trầu không chứa phenol có tính chất kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tại vùng hầu họng, hỗ trợ điều trị viêm họng sưng đau.
Điều trị bệnh lý ngoài da
Đây có lẽ là tác dụng của lá trầu không được nhiều người biết đến nhất. Trầu không chứa nhiều thành phần chống oxy hóa cũng như khả năng tiêu viêm, nhờ đó có thể sử dụng để xử lý những chỗ da mụn nhọt, thương tổn, nấm.
Các vết thương hở trên da nếu được vệ sinh bằng lá trầu không sẽ giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng và nhanh liền miệng, ít thâm sẹo hơn hẳn.
Hỗ trợ điều trị bỏng
Một cách để điều trị vết thương bỏng không mưng mủ, không rộp nước chính là đắp lá trầu không. Lá trầu cần được rửa sạch, hơ mềm, phết dầu và áp lên vùng da bỏng.
Tinh chất từ lá trầu sẽ sát trùng vết bỏng và hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn gây viêm, loét lên vị trí da tổn thương.
Hỗ trợ giảm cholesterol máu
Bên trong lá trầu không có 1 lượng nhỏ eugenol có khả năng trung hòa các gốc tự do, thủ phạm hàng đầu gây ra các bệnh lý về não bộ, tuần hoàn, tim mạch. Chất này còn ức chế sự tập trung của cholesterol tại gan, từ đó duy trì hoạt động thải độc cho lá gan của bạn.
Bảo vệ răng miệng
Ngày xưa, các bà các mẹ đã biết ăn trầu để răng đen nhánh hạt huyền và chắc khỏe. Thời nay, trầu không vẫn được ứng dụng để chăm sóc răng miệng. Chất flavonoid và eugenol sẽ hiệp đồng xử lý những bệnh lý như viêm lợi, hôi miệng, giảm đau tức khi sâu răng.
Những bài thuốc dễ thực hiện từ lá trầu không
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ lá trầu mà bạn có thể dễ dàng ứng dụng tại nhà:
Lá trầu không giã dập
Đây là cách nhanh nhất và cũng được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào việc lấy được càng nhiều tinh dầu từ lá trầu càng tốt. Bạn có thể giã lá trầu không với mật ong cho dễ uống. Đây cũng là hỗn hợp giúp điều trị viêm họng khá hiệu quả.
Ngoài ra, đa phần mọi người sẽ hơ nóng nhẹ lá trầu đã được vò và áp vào vùng bị thương khoảng 15 – 20 phút. Cách này đặc biệt tốt cho mẹ sau sinh tắc tia sữa, rôm sảy, mề đay, mụn nhọt hoặc người đau đầu, cảm mạo do giao mùa.
Nước giã lá trầu không
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể thử nước giã lá trầu không. Thay vì vò nhẹ, chúng ta sẽ giã nát lá trầu, đun lên để phát tán tối đa tinh dầu cùng các dược chất có lợi trong lá trầu không.
Cách này rất phù hợp để xông mắt điều trị đau mắt đỏ, xông giải cảm, hoặc thậm chí xông vùng kín để điều trị tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát. Thường với cách này, chúng ta chỉ giã lá trầu cùng 1 chút muối hạt là đủ.
Nước hãm lá trầu không
Để hãm nước lá trầu không chuẩn, bạn cần chuẩn bị lá trầu bánh tẻ, lá vừa phải không quá non. Sau khi rửa sạch và vò nhẹ, bạn đem phần lá này đi đun khoảng 5 phút hoặc hãm nước sôi lấy nước uống như trà.
Bạn có thể dùng nước lá trầu không để rửa, vệ sinh hoặc uống trực tiếp. Mỗi cách sử dụng sẽ mang lại kết quả khác nhau, từ giảm cân, chữa viêm phế quản hoặc chống đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Uống nước lá trầu không có hại không?
Nhìn chung nước lá trầu không lành tình, có thể dùng liên tục 3-6 tháng mà không gây ra bất cứ vấn đề nào cho sức khỏe. Uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ, liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy được kết quả.
Tuy nhiên, vì là thuốc nên dù thảo dược tự nhiên hoàn toàn vẫn có những lưu ý nhất định. Dưới đây là một số lưu ý để bạn không còn canh cánh câu hỏi “Uống nước lá trầu không có hại không?” nhé.
- Không đun đi đun lại nước lá trầu không cũ. Không nên uống nước lá trầu đã để qua đêm vì các vitamin hầu hết đều bị mất đi.
- Cách dùng, số lượng lá dùng sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng và mục đích sử dụng. Bạn cần kiên nhẫn vì thảo dược sẽ không mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng tức thời, tuy nhiên về mặt an toàn và lành tính lại cao hơn nhiều so với thuốc tây.
- Không tự ý dùng lá trầu không để điều trị cho trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi vì làn da mỏng của bé rất dễ bị tổn thương.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về lá trầu không cũng như ứng dụng sức khỏe trong đời sống thường nhật. Nếu là người yêu thiên nhiên, có lối sống thuận tự nhiên, hãy theo dõi trang để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về các thảo dược, cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình từ dược liệu cũng như các dòng sản phẩm từ tự nhiên chất lượng nhé.