Blog

Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng và cách chữa: những điều bạn chưa biết

nguyên nhân hôi miệng

Hôi miệng, hơi thở có mùi khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác, nhưng đôi khi chỉ vệ sinh răng miệng không thể xử lý triệt để. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu các nguyên nhân hôi miệng và cách chữa cho cả người lớn, trẻ nhỏ nhé.

Nguyên nhân hôi miệng ở người lớn

Ăn thực phẩm có mùi

Nguyên nhân hôi miệng thường thấy chính là ăn uống các loại thức ăn gây mùi. Một số thực phẩm như hành, tỏi, sữa, phomai chứa hàm lượng sulphur cao. Chất này khi ngấm vào máu sẽ tiếp tục phát mùi qua phổi, khiến cho hơi thở của bạn sẽ rất kinh khủng sau khi ăn nhiều giờ đồng hồ.

Hút thuốc lá

Một nguyên nhân hôi miệng ở người lớn khá quen thuộc, đặc biệt ở nam giới, là hút thuốc lá. Trong thuốc lá chứa hắc ín, là một chất cực kỳ khó làm sạch triệt để. Người hút thuốc trong thời gian càng dài, dư lượng hóa chất trong miệng càng lớn, gây ra “mùi hôi miệng thuốc lá” đặc trưng. Ngoài ra, hút thuốc là cũng sinh các vi nấm trong vòm miệng, góp phần đẩy mùi hôi miệng trở nên tệ hơn.

Giảm tiết nước bọt

Nước bọt đóng vai trò như một chất khử khuẩn tự nhiên và giữ cho khoang miệng luôn có được 1 độ ẩm phù hợp. Nếu miệng giảm tiết nước bọt, vòm miệng khô sẽ dẫn đến hơi thở có mùi. Đó là lý lo tại sao ngay khi thức dậy, dù đêm hôm trước đã đánh răng kỹ, nhưng bạn vẫn thấy rất rõ mùi hôi của hơi thở bởi tuyến nước bọt hoạt động kém lúc chúng ta ngủ sâu.

Nha chu

Nha chu là khi xương ổ răng, nướu, lợi, các phần xung quanh chân răng bị viêm nhiễm gây đau sưng. Bệnh nha chu nếu không được điều trị triệt để từ sớm sẽ tạo ra những ổ vi khuẩn giữa chân răng, chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hôi miệng.

Bệnh dạ dày

Đôi khi, hôi miệng còn gián tiếp tố cáo vấn đề sức khỏe của bạn. Những người mắc các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thường hơi thở sẽ có mùi. Điều này là do các vi khuẩn đường ruột cộng với acid từ dịch vị làm loét niêm mạc miệng gây ra.

Nguyên nhân bé bị hôi miệng

Vệ sinh răng miệng sai cách

Nhiều phụ huynh vẫn còn khá chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng cho con, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bởi vậy, đây là nguyên nhân bé bị hôi miệng phổ biến nhất. 

Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ hay chứa các thực phẩm dễ lên men, tạo mùi như sữa và các chế phẩm từ sữa. Với trẻ còn đang dùng sữa bột, cặn sữa thường bám ở lưỡi và các khe nướu rất lâu. Nếu mẹ không vệ sinh kỹ cho con hàng ngày sẽ tạo mùi hôi, nguy hiểm hơn nữa sẽ gây các bệnh viêm nhiễm răng miệng khiến con ốm sốt, khó chịu.

Lười uống nước

Trẻ nhỏ không thích uống nước, có thể quên uống nước cả ngày nếu không được nhắc nhở. Việc uống ít nước sẽ khiến miệng bị khô, tuyến nước bọt hoạt động kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó dẫn đến mùi hơi thở. 

Đây là nguyên nhân hôi miệng các mẹ cần lưu tâm vì thiếu nước không chỉ liên quan đến răng miệng, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nhiệt miệng

Khi nhận thấy hơi thở trẻ có mùi bất thường kèm theo các dấu hiệu khóc quấy, bỏ ăn, mẹ hãy kiểm tra niêm mạc miệng của con. Nhiệt miệng gây ra các mảng loét trắng trong miệng cũng là nguyên nhân bé bị hôi miệng. 

Các vết loét miệng như vậy gây rất nhiều bất tiện cho việc ăn uống, sinh hoạt của bé. Mẹ cần xử lý càng sớm càng tốt, trước hết để giảm mùi hôi, quan trọng hơn tránh viêm nhiễm nặng có thể khiến trẻ sốt cao.

Các bệnh lý hô hấp – đường ruột ở trẻ nhỏ

Đa phần các nguyên nhân hôi miệng ở trẻ nhỏ, nếu không đến từ vấn đề vệ sinh, đều sẽ liên quan đến một bệnh lý nào đó. Ngoài bệnh răng miệng, phổ biến nhất vẫn là các bệnh về hô hấp, tiêu hóa.

Những trẻ bị rối loạn hô hấp, viêm mũi họng, amidan, đầy bụng khó tiêu, mẹ sẽ cảm nhận rất rõ mùi hơi thở của con, đặc biệt là vào sáng sớm và tối muộn.

Xử lý triệt để các nguyên nhân hôi miệng

Với cả người lớn hay trẻ nhỏ, muốn ngăn chặn tuyệt đối các nguyên nhân hôi miệng, đều cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là cách cơ bản nhất để tránh hôi miệng. Hãy tập cách đánh răng đúng cách cho trẻ ngay từ nhỏ, tạo thói quen để khi lớn lên con luôn có ý thức quan tâm đến hàm răng của mình.

Chúng ta cần đảm bảo đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng phù hợp. Trong trường hợp trong ngày có sử dụng thực phẩm gây mùi, hãy đánh răng ngay sau khi ăn trong vòng 30 phút. Người lớn có thể dùng thêm nước súc miệng khử khuẩn, kẹo cao su thơm miệng để ngăn chặn tối đa mùi hôi, giúp bạn tự tin giao tiếp.

Uống đủ nước

Uống ít nhất từ 1 – 1,5L nước ngày để đảm bảo khoang miệng luôn được giữ đủ ẩm, kích thích hoạt động đều đặn của tuyến nước bọt, kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây mùi.

Vì trẻ nhỏ thường uống thêm sữa, sữa chua nên mẹ có thể giảm lượng nước đi 1 chút. Tuy nhiên, phải nhớ cho trẻ uống thêm nước lọc hoặc súc miệng kỹ sau khi uống sữa để làm sạch miệng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân bằng, không lạm dụng gia vị, giàu vitamin C sẽ giúp loại bỏ cực tốt các nguyên nhân hôi miệng. 

Một số thực phẩm gợi ý bạn nên ăn để tăng cường sức khỏe răng miệng, góp phần có một hơi thở thơm tho, đó là cam, táo, rau bina, sữa chua không đường, hạnh nhân và dầu oliu.

Khám sức khỏe cá nhân và răng miệng định kỳ

Như trên đã nói, rất nhiều nguyên nhân hôi miệng ở người lớn và cả trẻ nhỏ đến từ bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, hãy nhớ khám sức khỏe định kỳ, chăm đến nha sĩ lấy cao răng, kiểm tra tình trạng răng và nướu kỹ càng.

Khi cơ thể thực sự khỏe mạnh, các vấn đề về mùi hôi, viêm nhiễm răng miệng mới được kìm hãm triệt để.

Bài viết trên đây đã phân tích kỹ từ lý do cho đến phương pháp chăm sóc giúp đẩy lùi hơi thở có mùi. Hy vọng bạn nắm vững được nguyên nhân hôi miệng và cách chữa, để không bao giờ rơi vào những tình huống khó xử chỉ vì những “mùi hương khó nói”.

You might be interested in …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *