Blog

Nguyên nhân gây ê buốt răng và cách xử lý để bạn vô tư ăn uống

Cảm giác tê chân răng, buốt óc nhức nhối khi ăn uống cản trở bạn rất nhiều trong việc tận hưởng cuộc sống. Để khắc phục triệt để vấn đề, bạn phải đi từ gốc rễ là những nguyên nhân gây ê buốt răng, từ đó mới hiểu được lý do tại sao bị nhức răng. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất để khắc phục triệt để vấn đề khó chịu này!

Các nguyên nhân gây ê buốt răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng, nhưng các nguyên nhân chính yếu nhất thường được các chuyên gia về răng miệng chia theo những nhóm dưới đây:

Bệnh lý về răng

Khi bạn gặp tình trạng ê buốt răng, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ các bệnh lý về răng như sâu răng hoặc viêm lợi, tụt lợi. 

Sâu răng là tình trạng cấu trúc răng bị hư hỏng do vệ sinh răng miệng không chuẩn hoặc do vi khuẩn trong khoang miệng. Khi cấu trúc răng có vấn đề, bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ, làm lộ tủy răng. Vì vậy, người bị sâu răng khi ăn uống sẽ có cảm giác nhức buốt, nặng hơn sẽ thấy mặt bị sưng, hơi thở có mùi.

Ngoài sâu răng, có thể bạn không ngờ tới rằng tụt lợi cũng sẽ mang đến những cơn ê buốt ngoài ý muốn cho hàm răng của bạn. Lợi tụt là khi mắc một vấn đề viêm nhiễm nào đó, vùng nướu co lại để lộ ra chân răng.

Chân răng là phần rất nhạy cảm. Khi không được bao bọc tốt bởi lợi sẽ khó vệ sinh, dễ mắc cặn thức ăn gây sâu răng. Với những người bị tụt lợi, bạn sẽ cảm nhận cảm giác ê buốt khá rõ mỗi lần chải răng.

Cấu trúc răng bị tổn thương

Như đã nói ở trên, cấu trúc răng rất quan trọng để bảo vệ răng, nhưng khi bị phá hủy sẽ khiến tủy răng không còn lớp bao bọc và trở thành nguyên nhân gây ê buốt răng. Một số tình trạng điển hình là sứt răng, mòn men răng, hở cổ răng.

Nhận biết cấu trúc răng bị tổn thương khá đơn giản chỉ bằng cách nhìn vào bề mặt răng. Bạn sẽ thấy lớp men răng không còn sáng bóng, răng không nguyên vẹn hoặc thường xuyên thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.

Thói quen ăn uống không tốt cho răng

Một nguyên nhân gây ê buốt răng điển hình thường gặp ở khoảng 50% người Việt, đó là chế độ ăn không thực sự tốt cho sức khỏe răng miệng.

Rất nhiều người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ăn đồ chua cay, uống nước có gas thường xuyên. Một số khác có sở thích với đồ ăn dai, cứng như các loại khô mực, khô bò hoặc thậm chí uống và nhai nước đá. Những món ăn này có thể không có hại cho sức khỏe, nhưng thực tế không mấy thân thiện với hàm răng của bạn.

Đồ ăn quá nóng, lạnh sẽ kích thích mạnh các hệ thống dây thần kinh bên trong răng miệng, gây ra những cơn ê buốt đến tận chân răng, về lâu về dài khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Mặt khác, đồ ăn chua cay chứa acid, đồ uống có gas lại góp phần bào mòn lớp men răng, làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên vốn có của một hàm răng khỏe mạnh.

Vệ sinh răng sai cách

Nếu bạn có chế độ ăn uống hợp lý, không phát hiện bệnh lý nhưng vẫn thường xuyên ê buốt răng, hãy điểm lại xem bản thân có mắc phải những thói quen xấu khi vệ sinh răng miệng dưới đây không nhé:

  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Chải răng sai cách, kéo đi kéo lại nhiều lần theo chiều ngang
  • Dùng bàn chải quá cứng để chải răng với suy nghĩ chải càng mạnh, răng càng sạch
  • Dùng nhiều đồ ngọt trong ngày nhưng không có thói quen súc miệng, uống nước tráng miệng ngay sau khi ăn

Những cách làm thiếu khoa học này về lâu về dài sẽ khiến lớp men răng hoàn toàn bị phá hủy, cảm giác ê buốt cũng vì vậy ngày một trở nên nhức nhối hơn.

Sau thẩm mỹ hoặc điều trị nha khoa

Điều trị nha khoa là cần thiết cho sức khỏe răng miệng, cũng như thẩm mỹ răng rất tốt cho vẻ ngoài của bạn. Tuy nhiên, cần chấp nhận rằng dù thực hiện ở những địa chỉ nha khoa uy tín nhất, sự can thiệp về răng miệng sẽ tạo ra cảm giác ê buốt khó tránh trong nhiều ngày.

Một số hoạt động phổ biến dễ trở thành nguyên nhân gây ê buốt răng nhất trong nha khoa, bao gồm: tẩy trắng răng, siết chỉnh mắc cài khi niềng răng, hàn răng sâu…Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ thẩm mỹ cũng là một cảm giác hết sức quen thuộc với đa số.

Trong trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng vì cảm giác ê buốt chỉ là tạm thời, không thể hiện trạng thái bệnh lý. Bạn chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nha sĩ thăm khám cho mình là được.

Lấy cao răng với tần suất không hợp lý

Cao răng là những mảng bám cứng mà việc đánh răng hàng ngày không thể lấy đi hết. Việc đi lấy cao răng định kỳ là cần thiết để bảo vệ răng miệng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, chúng ta chỉ nên lấy cao răng từ 1-2 lần/năm. 

Trong quá trình lấy cao răng, thao tác của nha sĩ bắt buộc phải tác động đến vùng mô mềm là nướu. Phần này rất nhạy cảm dẫn đến việc bạn sẽ có cảm giác ê buốt nhẹ sau khi thực hiện, nhưng sẽ hết dần sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn lấy cao răng liên tục hàng tháng, vùng mô nướu không kịp phục hồi. Từ đó, cảm giác ê buốt sẽ tăng lên và xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi bạn không đi lấy cao răng.

Khắc phục nguyên nhân gây ê buốt răng như thế nào?

Để khắc phục triệt để các nguyên nhân gây ê buốt răng, bạn hãy đảm bảo bản thân thực hiện đầy đủ những lời khuyên từ nha sĩ như dưới đây:

  • Hạn chế thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
  • Hạn chế khẩu phần ăn chứa nhiều đồ chua, cay nóng, nước uống có gas, bánh kẹo ngọt.
  • Sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh răng sau khi ăn 30 phút, ít nhất 2 lần/ngày.
  • TUYỆT ĐỐI không tác động vật lý mạnh đến răng như dùng răng mở nắp chai, cắn vật cứng, ăn nhai đồ giòn cứng liên tục.
  • Thư giãn trước khi ngủ, sử dụng các phương pháp hỗ trợ để giảm thiểu tình trạng nghiến răng trong giấc ngủ. Với trẻ nhỏ, ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng hàm trainer cho bé theo đúng độ tuổi.
  • Bổ sung canxi, D3 và K2 thường xuyên bằng chế độ ăn giàu các loại cá biển, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm, trứng và sữa… giúp xương răng chắc khỏe. Ngoài ra, nếu không có thời gian chuẩn bị bữa ăn cân bằng, bạn có thể dùng thêm thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước chứa canxi, D3,K2 để thay thế.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ để phát hiện những dấu hiệu viêm nướu (lợi), sâu răng kịp thời trước khi chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Khi đã bị ê buốt răng, tốt nhất nên chọn kem đánh răng chống ê buốt để khắc phục tức thời về mặt biểu hiện. Việc sử dụng một loại kem đánh răng an toàn, ít hoặc không chứa hóa chất sẽ là một lựa chọn thông minh cho những ai hay bị ê buốt răng. Kem đánh răng thảo dược Dear Nature là một sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí này:

  • Không chứa Fluoride hay các hương liệu, hóa chất độc hại
  • Thành phần chứa bột vỏ trứng gà vừa giàu canxi, tái tạo men răng, vừa giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả, góp phần giảm thiểu các triệu chứng viêm lợi.
  • Chiết xuất thảo dược thanh nhiệt, giảm sưng, hạn chế tụt lợi, đẩy lùi chảy máu chân răng và nhiệt miệng, tránh được nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng phổ biến.

Kem đánh răng thảo dược Dear Nature xứng đáng để bạn cân nhắc khi các loại kem đánh răng thông thường đang sử dụng không giúp bạn thoát khỏi những cơn ê buốt răng khó chịu. Kết hợp vệ sinh răng miệng với kem đánh răng chống ê buốt thành phần tự nhiên và làm sạch kỹ với tăm nước sẽ gia tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Bài viết trên đây không chỉ điểm danh đủ mặt nguyên nhân gây ê buốt răng, mà còn cho bạn những phương pháp khắc phục phù hợp, chuẩn khoa học. Sau bài viết này, bạn hãy nhớ bảo vệ hàm răng của mình đúng cách để không còn nhăn mặt đau đớn vì những cơn nhức răng không mời mà đến nữa nhé.

You might be interested in …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *