Blog

Quả cau có tác dụng gì với sức khỏe?

quả cau có tác dụng gì

Quả cau là hình ảnh gắn bó mật thiết với tâm thức người Việt, tượng trưng cho tình cảm đôi lứa sắt son khi kết hợp cùng lá trầu. Bước ra đời sống thực tế, bạn đã biết hết các tác dụng tuyệt vời của quả cau với sức khỏe cũng như cách chế biến đúng chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Quả cau có tác dụng gì với sức khỏe?

Quả cau có 2 phần chính thường được ứng dụng trong Y học cổ truyền, bao gồm hạt cau và vỏ cau. Mỗi phần sẽ có những tác dụng riêng biệt cần lưu ý.

Hạt cau khô có tác dụng gì?

Theo các tài liệu y học dân gian hay y học Đông Phương, hạt cau được xem như thành phần quan trọng nhất của trái cau. Hạt cau khô chứa hàng loạt các thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe:

    • Tanin: Là hợp chất tạo nên vị chát của hạt cau. Theo báo cáo “Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia” năm 2019 của Bộ y tế, Tanin có tính kháng khuẩn, tiêu độc, làm se niêm mạc rất tốt.
    • Alcaloid: Một hợp chất hữu cơ thường tìm thấy trong các loại thực vật tự nhiên, có tính kiềm và dược lực mạnh. Hiện nay, Alcaloid được ứng dụng trong một số trường hợp điều trị bệnh liên quan đến thận. 
    • Arecolin: Là 1 dẫn xuất của Alcaloid, nhưng hoạt động mạnh mẽ hơn so với 2 dẫn xuất có phản ứng acid yếu cũng tìm thấy trong hạt cau như Arecaidin và Guvacin. Arecolin khi tác động lên hệ thần kinh sẽ đem lại cảm giác bình tĩnh, giảm cường độ nhịp tim, giảm lo âu sợ hãi cũng như tăng tiết dịch vị.
Quả cau có tác dụng gì
quả cau có tác dụng gì

Với những thành phần trên, hạt cau khô và chiết xuất của nó thường có mặt trong những bài thuốc giúp đông máu, điều trị viêm ruột, các vấn đề về niêm mạc bao gồm loét miệng, bỏng, lở loét trên da ở bệnh nhân bại liệt lâu ngày, chữa đau răng, cải thiện hệ tiêu hóa.

Trên thực tế, ngoài Tanin thì Alcaloid và Arecolin đều là những hoạt chất được y học ví như con dao 2 lưỡi. Một khi sử dụng sai, quá liều sẽ làm tê liệt hệ thần kinh. Tuy nhiên, do nồng độ chất này trong hạt cau thấp, nên thường được ứng dụng để tẩy giun sán bằng cách ức chế hạch thần kinh, cơ khớp của chúng. 

Vỏ cau có tác dụng gì?

Vỏ cau chứa ít hàm lượng dưỡng chất hơn hạt cau, đa phần là các Alcaloid và Arecolin. Nếu hạt cau có vị chát thì vỏ cau lại mang vị cay, vai trò trong Y học cổ truyền thiên về hành thủy. Vì vậy, vỏ cau có tác dụng lợi tiểu, xử lý các vấn đề úng nước trong cơ thể như trướng bụng, khó tiêu hay  phù thũng ở phụ nữ mang thai.

Các cách chế biến quả cau giữ nguyên dược tính

Cách sử dụng quả cau rất đa dạng trong đời sống. Tuy nhiên, cần phải nắm rõ cách chế biến để đảm bảo không sinh độc, không sinh vi khuẩn cũng như giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng thiết yếu. Dưới đây sẽ là một số cách chế biến quả cau đơn giản, phổ thông nhất mà bạn có thể áp dụng:

Ngâm rượu

Kết hợp cau với rượu là nguyên liệu chứa cồn sẽ gia tăng khả năng chống viêm của cau. Tác dụng chính của quả cau ngâm rượu là lấy nước cốt súc miệng, giúp chữa sâu răng, viêm lợi, chống hôi miệng.

Khi ngâm rượu, bạn có thể dùng cả quả cau hoặc chỉ dùng phần hạt cau. Nếu dùng cả quả, hãy tách riêng hạt và vỏ, loại bỏ vỏ xanh bên ngoài, chỉ dùng lớp vỏ trắng bên trong. 

Rượu ngâm tối thiểu trong 1 tháng, ngâm cau ngập rượu và càng ngâm lâu công dụng càng tốt. Tỷ lệ cân bằng nhất khi ngâm là khoảng 1 lít rượu trắng cho 20-25 trái cau cỡ vừa.

Nấu cháo

Ngoài ngâm rượu, còn có cách chế biến quả cau áp dụng được cho nhiều đối tượng hơn, đó là nấu cháo. Khi nấu, chúng ta chỉ dùng hạt cau chứ không dùng vỏ. Phần vỏ cau dai cứng sẽ làm món cháo trở nên lổn nhổn, khó ăn.

Tùy vào mục đích chữa đầy hơi khó tiêu, diệt giun sán hay hạ huyết áp, bạn có thể chỉ dùng duy nhất hạt cau nấu cùng gạo tẻ, hoặc kết hợp với nguyên liệu phù hợp như kỳ tử hay hạt bí.

Lưu ý, khi nấu cháo hạt cau, không cho các nguyên liệu vào nấu với gạo cùng lúc sẽ làm mất dược tính. Bạn cần đem hạt cau và các thành phần khác sắc lấy nước, sau đó đem nước này đi nấu cùng gạo đã ngâm.

Cháo hạt cau phải dùng kiên trì từ 3 ngày – 1 tuần mới thấy được kết quả. Với trẻ nhỏ, chia làm nhiều bữa nhỏ vì mùi vị của hạt cau có thể khiến trẻ không thích.

Sắc thuốc

Đây là cách sử dụng quả cau thường thấy nhất sau ngâm rượu. Bạn có thể sắc thuốc với hạt cau hoặc vỏ cau. 

Nước sắc này để uống trực tiếp khi điều trị tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, khó tiểu tiện. Ngoài ra, có thể dùng nước sắc hạt/vỏ cau để bôi thoa, rửa ngoài da cho các trường hợp trẻ nhỏ bị chốc đầu, viêm da, nổi mụn nhọt.

Nếu thuốc sắc từ hạt cau quá khó uống, hãy thêm 1 chút mật ong để vị trở nên thanh hơn.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp nhất về cau và cách chế biến quả cau phục vụ cho chăm sóc sức khỏe thường thức. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc: Quả cau có tác dụng gì?

Theo dõi thêm trang của (tên trang) để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về sống khỏe thuận tự nhiên, sống không hóa chất nhé: (Link trang/web)

You might be interested in …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *