Blog

Chảy máu chân răng mỗi khi đánh răng: Nguyên nhân, nguy cơ, cách xử lý

chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà chắc chắn chúng ta đã từng gặp ít nhất 1 lần trong khi đánh răng. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng đây có thể là cảnh báo cho nguy cơ sức khỏe nào đó không? 

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, cũng như cách để trị dứt điểm chảy máu chân răng nhé!

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng sai cách

Khi bạn dùng bàn chải quá cứng, chải quá mạnh tay, không chải đúng vào răng mà tác động mạnh vào vùng nướu quanh chân răng, sẽ dẫn đến chảy máu chân răng.

Một số dụng cụ khác cũng sẽ gây chảy máu chân răng nếu dùng không đúng cách, ví dụ tăm hay chỉ nha khoa. Do vậy, thay vì cố gắng làm sạch kẽ răng quá kỹ, hãy tập trung vệ sinh thật đúng kỹ thuật. Nên dùng tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám mà không tổn thương nướu và chân răng.

Bệnh răng miệng

Nhiều người cho rằng chân răng chảy máu đơn thuần là do vùng nướu xung quanh răng bị tổn thương. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những nguyên nhân chảy máu chân răng cơ bản nhất mà thôi.

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nha chu, áp xe răng…mới là nguyên nhân phổ biến khiến chân răng chảy máu dù bạn vệ sinh rất nhẹ nhàng. 

Điển hình nhất là tình trạng viêm nướu do mảng bám và vi khuẩn bám quanh chân răng gây ra. Nướu bị viêm thường sưng đỏ, mềm, nhạy cảm và rất dễ chảy máu, đi kèm theo là hôi miệng và ê buốt răng.

Bệnh lý về gan

Đáng ngạc nhiên là biểu hiện ở chân răng cũng cho thấy tình trạng báo động từ lá gan của bạn.  

Gan tham gia vào quá trình giải độc, đông máu của cơ thể. Khi hoạt động của gan không ổn định, quá trình này bị rối loạn. Lợi sẽ bị chảy máu như một tín hiệu thông báo của cơ thể. Tình trạng này dễ gặp ở những người dùng nhiều bia rượu, thuốc lá, thức khuya hoặc khó ngủ.

Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng

Cũng giống như gan, vitamin K tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Khi chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin K, bạn sẽ phải đối mặt với chảy máu chân răng.

Ngoài vitamin K, thiếu vitamin C cũng gây ra vấn đề tương tự. Vitamin C là một chất có tác dụng kháng viêm. Khi bạn nạp không đủ vitamin C, cơ thể, đặc biệt răng miệng sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nướu, viêm chân răng và chảy máu.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị bằng thuốc như hóa trị ung thư, thuốc đặc trị bệnh mãn tính, thuốc chống đông máu trong tai biến sẽ dễ chảy máu chân răng do tác dụng phụ của thuốc.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Thực tế, bạn không cần quá lo lắng về tình trạng chân răng bị chảy máu nếu nó không xảy ra thường xuyên. Ngược lại, nếu tần suất liên tục và ngày một tệ hơn, đó mới là những cảnh báo nguy hiểm mà bạn cần nhận biết càng sớm càng tốt.

Như trên đã nói, nguyên nhân chảy máu chân răng có thể do bệnh lý nguy hiểm hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Một khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Tóm lại, không nên chủ quan mà cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để duy trì thể chất, trạng thái sức khỏe răng miệng tốt nhất khi cảm thấy những dấu hiệu bất ổn.

Cách trị dứt điểm chảy máu chân răng

Ngoài những cách xử lý biểu hiện tạm thời như chườm lạnh, không ăn đồ ăn cứng, bạn nên thực hiện những biện pháp dưới đây để trị dứt điểm chảy máu chân răng. 

Khám sức khỏe định kỳ

Nên thăm khám sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra răng miệng thường xuyên để đảm bảo phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh ẩn khó nhận ra. Bệnh lý được điều trị từ giai đoạn khởi phát sẽ giảm thiểu ảnh hưởng cho cơ thể và dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn so với để kéo dài dai dẳng.

Ngoài ra, khi thăm khám nha sĩ định kỳ, bạn sẽ được làm sạch các mảng bám cứng đầu trên răng, giảm nguy cơ viêm nướu, chặn đứng chảy máu chân răng trước cả khi nó có cơ hội xảy ra.

Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Trong trường hợp bạn đã bị viêm nha chu, viêm chân răng, áp xe răng dẫn đến chảy máu, mọi phương án tự khắc phục chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Lúc này, bạn nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ có chuyên môn.

Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa Amoxicillin, Metronidazol hoặc Penicillin. Ngoài ra, bạn sẽ được yêu cầu bổ sung vitamin C và vitamin K bằng đường uống cũng như cân bằng lại chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều rau xanh, trái cây, đậu tương.

Cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng

Vì chảy máu chân răng liên quan trực tiếp tới vệ sinh răng miệng hàng ngày, nên bạn cần thay đổi thói quen khi đánh răng:

  • Chọn loại bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thon nhỏ để dễ làm sạch các vị trí sâu trong khoang miệng nhưng không gây tổn thương lợi.
  • Thay bàn chải 2-3 tháng/lần. Việc này nhằm tránh vi khuẩn sinh sôi ở đầu bàn chải có thể dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng chân răng, chảy máu răng
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước súc miệng dịu nhẹ, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn
  • Cân nhắc sử dụng kem đánh răng thảo dược, thành phần thiên nhiên lành tính, có khả năng xử lý mảng bám, chống viêm nhưng không độc hại, không làm mất vị giác sau đánh răng.

Kem đánh răng thảo dược Dear Nature là một sản phẩm được nhiều nha sĩ khuyên dùng cho các bệnh nhân đang điều trị chảy máu chân răng. Sản phẩm chứa bột lòng đỏ trứng gà, bột cam thảo, tinh thể bạc hà và đặc biệt là chiết xuất cau chống sâu răng, hỗ trợ điều trị viêm nướu, giảm tụt lợi, cải thiện chảy máu chân răng rất hiệu quả. Dear Nature còn giúp thanh nhiệt, giảm ê buốt răng, giúp bạn thoải mái hơn trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày.

Kết:

Bài viết trên đây đã chỉ ra cho bạn cái nhìn tổng quan về chảy máu chân răng, cách đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng nh phương án xử lý triệt để. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chăm sóc sức khỏe bản thân, sức khỏe răng miệng bằng cách tự nhiên, an toàn, hãy theo dõi trang để nhận được những bài viết bổ ích mới nhé.

You might be interested in …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *