Blog

Rau bạc hà: Gia vị thơm mát với vai trò thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên

Rau bạc hà vốn được nhớ đến như một loại rau gia vị thơm ngon, nhưng ít ai biết rằng loại cây này còn là một phần quan trọng trong y học và đời sống. Với hương vị đặc trưng và những lợi ích sức khỏe đa dạng, rau bạc hà là thảo mộc tự nhiên xuất hiện tại nhiều khu vườn nhà. Nếu bạn đang có ý định trồng và chăm sóc cây bạc hà, hãy cùng tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về rau bạc hà

Rau bạc hà có tên khoa học là Mentha Arvensis hoặc mint trong tiếng Anh. Đây là một chi thực vật thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), gồm nhiều loài khác nhau tùy theo địa lý vùng trồng. Nổi bật với hương thơm mát đặc trưng và sự tươi mới, rau bạc hà có mặt trên bàn ăn, trong tủ thuốc gia đình và thậm chí trong cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem đánh răng, dầu gội, sữa rửa mặt.

Nổi bật với hương thơm mát đặc trưng và sự tươi mới, rau bạc hà có mặt trên bàn ăn, trong tủ thuốc gia đình.
Nổi bật với hương thơm mát đặc trưng và sự tươi mới, rau bạc hà có mặt trên bàn ăn, trong tủ thuốc gia đình.

Một số loại rau bạc hà quen thuộc nhất như:

    • Bạc hà lá nhỏ (peppermint): Loại rau bạc hà được cho là có nguồn gốc lâu đời nhất, còn được gọi là bạc hà Á, vì thường tìm thấy tại những vùng đất ôn đới khí hậu dễ chịu tại miền Nam châu Á. Bạc hà Á chứa hàm lượng menthol cao nên mùi hương và vị the lạnh rất rõ. Do đó, người ta thường dùng bạc hà Á peppermint để chiết xuất tinh dầu, làm thành phần hóa mỹ phẩm…
    • Bạc hà lá to (spearmint): Ngược lại với peppermint, spearmint có hương thơm nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy, spearmint mới là loại lá thường có mặt trong món uống, đồ ăn, đồ tráng miệng. Tuy nhiên, hình ảnh và mùi thơm của peppermint có tính biểu tượng nhiều hơn nên đa số mọi người hay nhầm lẫn tác dụng của 2 loại rau bạc hà này với nhau.

Ngoài ra còn có một số nhánh khác của rau bạc hà như ginger mint, catmint…nhưng nổi bật nhất vẫn là 2 loại được kể trên.

Các công dụng với sức khỏe của rau bạc hà

Không chỉ được yêu thích với hương thơm tươi mát, các công dụng của rau bạc hà với sức khỏe cũng rất nổi bật:

Các công dụng của rau bạc hà với sức khỏe cũng rất nổi bật
Các công dụng của rau bạc hà với sức khỏe cũng rất nổi bật

Hỗ trợ điều trị khó tiêu

Bạc hà chứa menthol, giúp thư giãn cơ trơn đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ giảm cảm giác khó tiêu, đầy hơi và chột bụng. Nó cũng có tác dụng chống buồn nôn và chống nôn rất tốt. Người hay bị say xe, ăn khó tiêu có thể sử dụng kẹo bạc hà hoặc siro mật ong ngâm bạc hà để hỗ trợ cơ thể.

Dịu da, giảm kích ứng

Rau bạc hà rất dồi dào acid salicylic, là một chất có tính kháng khuẩn và làm sạch sâu tự nhiên. Chính vì vậy, bạc hà có thể hỗ trợ lấy đi dầu thừa, se khít lỗ chân lông cũng như ức chế các vi khuẩn gây mụn ẩn sâu dưới da. Đây là một cứu cánh lành tính cho các làn da đang phải đối mặt với các vấn đề như mụn trứng cá, phát ban và kích ứng. 

Với trẻ nhỏ, khi bé bị côn trùng cắn hoặc dị ứng thời tiết, dầu bạc hà cũng có thể giảm đỏ và ngứa khi thoa lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, chỉ sử dụng với một lượng vừa phải để tránh gây khó chịu cho bé.

Giảm căng thẳng

Mùi hương của rau bạc hà giúp giảm căng thẳng và lo âu rất hiệu quả. Hít thở hương thơm của tinh dầu bạc hà có thể cải thiện tâm trạng, xoa dịu hệ thần kinh, giảm cảm giác mệt mỏi và tăng cường sự tập trung.

Nếu công việc của bạn quá áp lực, hãy để sẵn trong phòng các loại túi thơm hoặc nến thơm chứa tinh dầu bạc hà. Chỉ 15 phút thư giãn mỗi ngày cũng khiến bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều mà lại không tốn kém tiền bạc.

Điều trị cảm cúm

Theo đông y cổ truyền, bạc hà có tính cay, mát nên có thể tán phong nhiệt, trị cảm mạo. Còn theo y học hiện đại, menthol và các acid amin trong rau bạc hà có khả năng làm thông mũi, giảm ho và cải thiện các triệu chứng của cảm cúm.

Nhiều người cho rằng bạc hà có thể trị đau họng, nhưng thực tế bạc hà xoa dịu cảm giác nóng rát của niêm mạc họng khi bị viêm. Nhờ đó, chúng ta thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ một mình rau bạc hà không có tác dụng điều trị sưng viêm họng.

Tăng cường miễn dịch cơ thể

Rau bạc hà chứa flavonoid – chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Nó cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó, sức đề kháng của cơ thể được kích hoạt mạnh mẽ, giảm các bệnh vặt, bệnh theo mùa.

Trà bạc hà nóng là một loại đồ uống thường được các bác sĩ khuyên dùng để nâng cao sức khỏe tự nhiên cho cơ thể, đặc biệt là người cao tuổi.

Phân biệt rau bạc hà với các loại rau thơm khác

Một sự thật thú vị là rau bạc hà khá hay bị nhầm với các loại thảo mộc khác có hình dáng hoặc hương thơm gần tương tự, đặc biệt là húng lủi và húng quế.

Một sự thật thú vị là rau bạc hà khá hay bị nhầm với các loại thảo mộc khác có hình dáng hoặc hương thơm gần tương tự, đặc biệt là húng lủi và húng quế.
Một sự thật thú vị là rau bạc hà khá hay bị nhầm với các loại thảo mộc khác có hình dáng hoặc hương thơm gần tương tự, đặc biệt là húng lủi và húng quế.

Húng lủi là tên dân gian của húng bạc hà, một loại cây có lá nhỏ, thuôn dài, kích thước cây bé hơn các dòng mint khác trên thế giới. Húng lủi cũng không có nhiều vị cay, chỉ có mùi thơm và cay khá nhẹ. Người Việt dùng húng lủi trong các món gỏi hoặc là một loại rau thơm ăn kèm cùng các món ăn nhiều thịt thà. Nhìn kỹ lá húng lủi và bấm vào thân cây để cảm mùi hương, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.

Vậy rau húng quế có phải là bạc hà? Cũng hoàn toàn không. Húng quế có mùi nồng hơn rau bạc hà, lá nhọn và không có răng cưa. Lá húng quế còn có màu xanh đậm ngả tím hơn hẳn so với lá bạc hà. 

Với khí hậu Việt Nam, húng quế và húng lủi mọc tự nhiên nhiều và chăm sóc cũng đơn giản. Ngược lại, lá bạc hà cần chăm sóc kỹ càng hơn vì dễ bị rệp, bị thiếu nước.

Các món ăn ngon với rau bạc hà:

Cùng học cách chế biến một số món uống thanh mát hay các món ăn phong cách Âu cực ngon với nguyên liệu lá bạc hà tươi nhà trồng nhé:

Các món ăn ngon với rau bạc hà
Các món ăn ngon với rau bạc hà.

Mojito giải nhiệt mùa hè

Món uống cocktail trứ danh từ Cuba mà mùa nóng nhất định bạn nên thử.

    • Nguyên liệu: Rượu rum trắng, soda không đường, chanh tươi, nước đường, lá bạc hà tươi, trái cây tươi hoặc siro trái cây theo sở thích
    • Cách làm: Rót siro hoặc dằm nát trái cây tươi vào ly cao, thêm nước đường vừa vị. Vò nát lá bạc hà để tinh dầu thơm tiết ra, thả vào ly. Rót rượu rum vào khuấy đều sao cho hương rượu và bạc hà hòa quyện. Cuối cùng, thêm đá viên, rót soda vào ly rồi thưởng thức ngay khi đang mát lạnh.

Bánh kem oreo bạc hà

Vị the mát của rau bạc hà sẽ dằn lại độ ngọt của bánh oreo, rất hợp với những người thích ăn bánh nhưng lại sợ vị ngọt gắt.

Cách làm đơn giản nhất là tách kem ra khỏi bánh oreo. Dùng phần kem bánh này đánh bông với kem tươi, sau đó thêm vào một chút tinh dầu bạc hà. Trét kem lên phần bánh đã tách rời ban đầu, trang trí bằng lá bạc hà tươi thêm phần bắt mắt.

Kem sorbet trái cây tươi bạc hà

Món kem giải nhiệt cực dễ làm nếu gia đình bạn có máy ép chậm đủ tốt.

  • Nguyên liệu: Bất cứ loại trái cây nào bạn yêu thích, để đông lạnh; lá bạc hà tươi
  • Cách làm: Cho trái cây và lá bạc hà vào máy ép chậm, bật chế độ ép để máy từ đẩy phần kem mịn ra từ đầu lọc bã. Bảo quản kem trong tủ đá và nên ăn càng nhanh càng tốt.

Nếu không có máy ép chậm, bạn có thể dùng máy xay và cho hỗn hợp sinh tố dẻo vào tủ lạnh khoảng 30 phút, mỗi 10 phút lấy ra đảo đều 1 lần. Nếu làm theo cách này, hãy thêm chút cốt dừa và sữa đặc để hạn chế kem dăm đá quá nhiều nhé.

Salad dưa chuột bạc hà sốt sữa chua

Món khai vị healthy làm trong 5 phút mà siêu đưa miệng cho nàng cần giữ dáng. Vị bạc hà giúp nâng tầm món salad thông thường lên gấp nhiều lần:

  • Nguyên liệu: Dưa chuột, sữa chua Hy Lạp, vài lá bạc hà tươi, bột ớt
  • Cách làm: Dưa chuột xắt nhỏ hạt lựu, lá bạc hà thái nhỏ. Trộn tất cả các nguyên liệu đã sơ chế với sữa chua Hy Lạp, nêm nếm bằng muối và tiêu. Nếu bạn thích vị mềm mại hơn, có thể thêm 1 chút mật ong. Rắc bột ớt và trang trí thêm lá bạc hà tươi trước khi ăn.

Nhìn chung các món ăn với rau bạc hà khá đa dạng, nhưng thiên nhiều hơn về món ngọt, đồ tráng miệng. Lưu ý lớn nhất khi chế biến đó là luôn cho lá bạc hà vào bước cuối cùng của công đoạn nấu để hương vị không bị mất đi. Ngược lại, nếu pha chế, hãy cho lá bạc hà vào sớm để hương thơm từ lá tươi thẩm thấu từ từ, tạo ra mùi vị hấp dẫn nhưng lại không quá nồng gắt.

Các bài thuốc từ rau bạc hà

Rau bạc hà từ lâu đã được ứng dụng trong y học thế giới nhờ vào các đặc tính dược liệu của nó, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian phổ biến sử dụng rau bạc hà:

Rau bạc hà từ lâu đã được ứng dụng trong y học thế giới nhờ vào các đặc tính dược liệu của nó.
Rau bạc hà từ lâu đã được ứng dụng trong y học thế giới nhờ vào các đặc tính dược liệu của nó.

Trà bạc hà:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà tươi hoặc khô
  • Cách làm: Lá bạc hà ngâm rửa sạch sẽ, sau đó đun trong nước sôi khoảng 5-10 phút. Bạn có thể kết hợp với trà xanh hoặc trà đen nếu muốn vị trà rõ hơn. Tuy nhiên, chống chỉ định dùng buổi tối với người cơ địa khó ngủ.
  • Cách dùng: Uống trà bạc hà sau bữa ăn để giảm khó tiêu, đau dạ dày và giảm căng thẳng hoặc bạn có thể nhâm nhi một ly trà vào buổi sáng để tránh cảm cúm, giúp hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của cơ thể được kích hoạt.

Mật ong bạc hà:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà nghiền nát và mật ong nguyên chất
  • Cách làm: Trộn 1 nắm lá bạc hà nghiền với một cup nhỏ mật ong, vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt và thơm. Nếu bạn không thích sự lợn cợn, trước khi dùng hãy lọc hỗn hợp 1 lần qua rây, sau đó bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
  • Cách dùng: Dùng hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để giảm ho và làm dịu cổ họng, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Nước ép bạc hà nguyên chất:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà tươi, 1 vài hạt muối.
  • Cách làm: Ép lá bạc hà hoặc xay với muối để lấy phần nước cốt, không bỏ thêm bất cứ trái cây hay rau củ nào khác.
  • Cách dùng: Uống nước ép bạc hà hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn nên uống sau khi ăn sáng và chỉ cần uống từ 1 thìa cho đến 1 ly nhỏ là đủ.

Kem bạc hà sáp ong:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà tươi, 1 thìa dầu dừa hoặc dầu ô liu và sáp ong.
  • Cách làm: Lá bạc hà rửa sạch, nghiền nhỏ rồi trộn với dầu dừa, sáp ong để tạo thành kem sệt. Cho hỗn hợp vào hũ nhựa kín, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Cách dùng: Thoa trực tiếp lên da để giảm kích ứng, mẩn đỏ và làm dịu da. Đây là loại kem bôi hoàn toàn organic nên công dụng không thể thấy ngay. Tuy vậy, độ lành tính cao, kể cả da em bé nhạy cảm nhất cũng có thể dùng.

Cách tự trồng và chăm sóc rau bạc hà tại nhà

Rau bạc hà là một loại cây dễ trồng và phát triển mạnh, thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây. Nhưng như đã nói ở trên, khí hậu Việt Nam đôi khi không quá phù hợp với bạc hà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc rau bạc hà để bạn có được một vườn cây xanh mướt, khỏe mạnh.

Rau bạc hà là một loại cây dễ trồng và phát triển mạnh, thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây.
Rau bạc hà là một loại cây dễ trồng và phát triển mạnh, thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây.

Chọn giống:

Đầu tiên, hãy quyết định loại bạc hà bạn muốn trồng. Peppermint và spearmint là hai lựa chọn phổ biến nhất. Bạn hãy mua các loại hạt được tuyển lựa, đóng gói sẵn tại siêu thị, tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. 

Nếu bạn trồng húng lủi hay húng quế, các cửa hàng nông nghiệp thường bán sẵn cây con đã được thuần, không cần mất thời gian lâu để chờ cây lớn.

Chậu và giá thể:

Rau bạc hà cần đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, pH trung bình. Trong trường hợp bạn không có nhiều kinh nghiệm trồng, hãy mua các túi giá thể dành cho rau ăn lá tại cửa hàng bán dụng cụ nông nghiệp. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể tự trộn giá thể trồng rau bạc hà từ đất thịt, phân hữu cơ và xơ dừa theo tỉ lệ 3:1:1

Khi đã có giá thể, bạn cần chọn chậu có lỗ ở đáy để tránh đất ẩm ướt quá mức. Các loại chậu đất nung là phù hợp nhất, và bạn không cần lót đĩa đáy chậu.

Gieo hạt và ươm cây con:

Hạt giống cây bạc hà cần được ủ bằng cách ngâm trong nước với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong ít nhất 5 giờ đồng hồ cho đến khi hạt nứt nanh nhẹ. Sau đó, vớt hạt ra, xả sạch sau đó bọc trong 1 lớp khăn giấy ẩm, cho vào túi kín hoặc hộp nhựa đẩy kín và để vào chỗ tối. Khi hạt nảy mầm trắng nhỏ thì có thể đem gieo ngay.

Tạo các lỗ nhỏ trên mặt chậu sâu khoảng 6mm-10mm, cách nhau khoảng 2cm. Mỗi lỗ tra 1 hạt để cây phát triển tốt, dễ tách khi lớn. Đặt lại chậu ươm vào chỗ tối vài ngày cho đến khi mầm cây nhú lên 4cm, lá mầm khỏe mạnh thì có thể đánh sang chậu lớn hơn để tiếp tục chăm sóc.

Vị trí và ánh sáng:

Rau bạc hà ưa ánh sáng, nhưng không thích nắng quá gắt. Nên đặt chậu ở nơi nhận được ít nhất 4-6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày, có mái che để tránh sự ảnh hưởng mạnh của thời tiết. 

Nếu bạn phải trồng bạc hà trong nhà, cố gắng 2-3 ngày cho cây ra ngoài phơi nắng 1 lần để cây con phát triển tốt nhất.

Tưới nước và phân bón:

Bạc hà chỉ cần một lượng nước vừa phải. Bạn cần tưới nước đều đặn nhưng tránh làm úng đất. Cách kiểm tra đơn giản nhất là dùng 1 ngón tay căm xuống giá thể trồng. Khi bạn cảm thấy độ mát nhẹ, có đất ẩm bám đầu ngón tay thì có thể ngưng 1 lượt tưới. Trường hợp đất cứng, khô, ngón tay không dính nhiều bụi đất thì cần tưới ngay.

Loại thảo mộc này cũng chỉ cần phân hữu cơ nhẹ nhàng mỗi vài tuần một lần để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Tuy nhiên, tuyệt đối không bón NPK sát gốc vì dễ làm cây bị cháy. Bạn yêu thích phong cách chăm sóc organic, có thể dùng bã trà hoặc nước gạo pha loãng thay thế cho các loại phân bón hóa học.

Phòng trừ sâu bệnh:

Mặc dù rau bạc hà ít bị sâu bệnh, nhưng hãy kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời. Một số bệnh thường thấy ở cây bạc hà bao gồm bệnh phấn trắng, đốm vàng, thối thân do nấm. Khi trồng tại nhà, bạn cần tránh tưới cây khi trời tối muộn, tỉa lá héo úa thường xuyên, chọn hạt giống khỏe mạnh ngay từ đầu thì sẽ tránh được các bệnh này.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể nhất về rau bạc hà, với các kiến thức chi tiết trên nhiều khía cạnh. Hy vọng bạn có thêm một lựa chọn loại cây nhiều tác dụng, dễ trồng, dễ chăm sóc cho khu vườn nhỏ của mình.

You might be interested in …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *