Blog

Cây tầm bóp: Những công dụng tuyệt vời cho cơ thể bạn nên biết

Cây tầm bóp mọc hoang rất nhiều tại Việt Nam, nhưng kỳ thực lại chính là một món quà thiên nhiên khi quả và thân cây có vô vàn tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Biết cách phân biệt cây tầm bóp có mấy loại rất quan trọng để bạn ứng dụng đúng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cây tầm bóp là gì?

Cây tầm bóp cực kỳ quen thuộc ở mọi vùng miền nước ta, với các tên gọi dân gian như cây thù lù, bôm bốp hay cây lồng đèn (chủ yếu do hình dạng của quả). Theo khoa học, tầm bóp có tên gọi khác là Physalis angulata, thuộc họ cà.

Đối chiếu theo Đông Y, cây tầm bóp được xếp vào nhóm dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ khái, đa phần góp mặt trong các bài thuốc chữa ho đờm, nóng trong, nổi mụn.

Quả tầm bóp có vị chua, thường được dùng làm mứt và món tráng miệng trong khi rau tầm bóp được chế biến thành rất nhiều các món ăn hàng ngày.

Cây tầm bóp cực kỳ quen thuộc ở mọi vùng miền nước ta, với các tên gọi dân gian như cây thù lù, bôm bốp hay cây lồng đèn.

Cây tầm bóp có mấy loại?

Để trả lời cho câu hỏi cây tầm bóp có mấy loại: Trên thực tế, chỉ có 1 loại tầm bóp duy nhất. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ vì mọi người hay nhầm loại cây này với cây lu lu đực hoặc dây xoăn leo. Trong 3 loại này, chỉ duy nhất tầm bóp mang lại giá trị cho sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để biết và chọn đúng?

Phân biệt với cây lu lu đực

Về hình dáng lá và thân cây, thực sự rất khó phân biệt tầm bóp với lu lu đực vì đều là cây thân thảo, lá bầu dục có răng cưa và được phủ một lớp lông mỏng. Một vài đặc điểm hiếm hoi giúp bạn phân biệt, đó chính là vị trí, số lượng hoa và màu của quả.

Hoa Lu lu đực mọc thành chùm 3-5 bông, nở rộ từ tháng 6 – 10, quả khi chín có màu tím hoặc đen. Ngược lại, hoa tầm bóp mọc đơn lẻ, quả thường có màu từ vàng tươi cho đến ngả cam đậm.

Lu lu đực chứa độc tố nên cần rất lưu ý để không sử dụng nhầm, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc cho sức khỏe.

thực sự rất khó phân biệt tầm bóp với lu lu đực vì đều là cây thân thảo, lá bầu dục có răng cưa và được phủ một lớp lông mỏng.

Phân biệt với cây dây xoăn leo

Để phân biệt dây xoăn leo với cây tầm bóp cực kỳ khó, bởi 2 loại cây này giống nhau đến 90%. Điểm duy nhất giúp bạn nhận diện, đó là dây xoăn leo có độ dài thân lớn hơn so với tầm bóp.

Tuy nhiên, dây xoăn leo cũng có giá trị dược tính và an toàn cho sức khỏe nên đôi khi việc nhầm lẫn cũng không khiến chúng ta quá lo lắng.

Để phân biệt dây xoăn leo với cây tầm bóp cực kỳ khó, bởi 2 loại cây này giống nhau đến 90%.

Tác dụng điều trị bệnh của cây tầm bóp

Cây tầm bóp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch

Cây tầm bóp chứa một lượng lớn các vitamin, hỗ trợ đắc lực để cải thiện hệ miễn dịch. Quả tầm bóp thậm chí còn được nhận định là một trong những siêu quả chứa nhiều vitamin C nhất. Những dưỡng chất này có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng cũng như thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Trong dân gian, khi trẻ bị ốm, các mẹ thường lấy quả tầm bóp phơi khô, sắc nước cho trẻ uống như một loại hạ sốt tự nhiên lành tính.

Cây tầm bóp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch.

Cây tầm bóp hỗ trợ điều trị ung thư

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại thực vật chứa nhiều vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao, vì vậy rất tốt để ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Vì vậy, bệnh nhân ung thư rất nên tham khảo bổ sung quả và rau tầm bóp vào chế độ ăn hàng ngày.

Bạn có thể lấy 30g tầm bóp khô và 40g cây bách giải, sắc với 1,5L nước cho đến khi nước cạn già nửa. Dùng nước này uống hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa ung thư. Mỗi tuần ăn rau tầm bóp luộc hoặc xào khoảng 2-3 bữa cũng rất tốt cho sức khỏe.

Cây tầm bóp hỗ trợ điều trị tiểu đường

2 thành phần quan trọng trong cây tầm bóp tốt cho bệnh nhân tiểu đường, đó là vitamin C giúp tăng insulin máu và vitamin A kiểm soát lượng cholesterol xấu. Do đó, rau và quả tầm bóp để có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến máu huyết, không chỉ là tiểu đường mà cả mỡ máu.

2 thành phần quan trọng trong cây tầm bóp tốt cho bệnh nhân tiểu đường, đó là vitamin C giúp tăng insulin máu và vitamin A kiểm soát lượng cholesterol xấu

Cây tầm bóp giảm tổn thương mô cơ

Vitamin C trong tầm bóp có khả năng giảm viêm, nên có thể chữa lành các tổn thương mô cơ nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, khi bị mụn nhọt hay các bệnh da liễu, người ta hay áp dụng các bài thuốc dân gian từ tầm bóp.

Bạn nên dùng khoảng 40-60g thân cây tầm bóp tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sau đó, bạn chọn 1 trong 2 cách:

  • Sắc đặc với khoảng 500ml uống hàng ngày cho đến khi da lành
  • Giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng mô da tổn thương hoặc phần cơ đang bị viêm, đau.

Cây tầm bóp chữa bệnh hô hấp

Theo y học cổ truyền, tầm bóp chủ trị nhiều bệnh về hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm họng, khàn tiếng. Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 500ml đun cùng khoảng 50g cây tầm bóp tươi. Uống nước này trong khoảng 3-5 ngày liên tục, mỗi ngày từ 3-4 lần sẽ thấy tiến triển sức khỏe rất khả quan, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Cây tầm bóp giúp nâng cao thị lực

Cây tầm bóp giàu beta – carotene là một chất cực kỳ tốt cho mắt, giúp mắt sáng rõ và giảm nhức mỏi mắt, khô mắt do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử. Ngoài ra, tầm bóp nâng cao sức khỏe võng mạc, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc đục thủy tinh thể ở người cao tuổi.

Bài viết trên đây đã cung cấp rất nhiều kiến thức xoay quanh cây tầm bóp, đặc biệt là cách phân biệt với các loại cây khác cũng như trả lời cụ thể cho câu hỏi cây tầm bóp chữa bệnh gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại thảo dược thiên nhiên cũng như lối sống lành mạnh thân thiện với môi trường, thuận tự nhiên, hãy theo dõi trang để được cập nhật nhiều hơn nữa những bài viết mới nhất nhé.

You might be interested in …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *