Blog

Cây đinh lăng: Dược liệu thiên nhiên quý báu từ lá cho tới củ

Cây đinh lăng, trong y học dân gian cổ truyền, được ví như nhân sâm của người nghèo khi đây là loại cây có thể tận dụng nhiều bộ phận để chữa các bệnh thường gặp như ho lâu ngày, đau xương khớp, một số vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, để hiểu sâu về cây đinh lăng, chắc chắn bạn vẫn chưa nắm được đầy đủ thông tin. Hãy thử theo dõi bài viết này để kiểm chứng lại kiến thức của bản thân nhé.

Tổng quan về cây đinh lăng

Đinh lăng vốn dĩ cũng thuộc họ nhân sâm, với tên khoa học là Polyscias fruticosa. Theo dân gian, còn một số tên khác của cây đinh lăng như sâm nam, cây gỏi cá. Đây là một loại cây bụi, chiều cao trung bình từ 0.8 – 1.5m. Điểm đặc trưng của cây là lá mọc so le, thường xẻ ba như lông chim và viền lá là các răng cưa nhỏ đều, mùi thơm.

Thông thường, người ta thường trồng đinh lăng như một loại cây cảnh kết hợp lấy lá làm thuốc hoặc dùng chung với các món ăn trong bữa ăn hàng ngày để gia tăng hương vị. 

Theo Đông y, các bộ phận của cây đinh lăng đều có vị đắng từ nhẹ đến mạnh, tính mát, tốt cho kinh mạch và khí huyết. Mặt khác, dựa trên các phân tích khoa học hiện đại, đinh lăng chứa nhiều các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhiều trong số đó khá giống nhân sâm như saponin, alkaloid, flavonoid, vitamin nhóm B, tannin, các acid amin và Glucozit.

Theo Đông y, các bộ phận của cây đinh lăng đều có vị đắng từ nhẹ đến mạnh, tính mát, tốt cho kinh mạch và khí huyết

Nhờ lượng dinh dưỡng dồi dào như vậy, đinh lăng có rất nhiều tác dụng như:

  • Chữa sưng đau cơ xương khớp
  • Hỗ trợ phục hồi vết thương
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, chữa liệt dương
  • Bồi bổ khí huyết, chữa bệnh thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt
  • Ổn định đường tiêu hóa

Ngoài ra, cây đinh lăng còn có rất nhiều những tác dụng khác bạn có thể xem thêm qua các bài thuốc phía cuối bài viết này.

Những bộ phận của cây đinh lăng dùng trong y học

Thân cây đinh lăng

Thân và cành đinh lăng có khả năng chữa tê thấp, đau lưng. Phần thân này khi tươi có màu sắc từ xám đến ghi. Khi điều chế thuốc, người ta sẽ làm sạch phần vỏ ngoài, thái lát và sao vàng, hạ thổ trước khi sử dụng.

Lá đinh lăng

Lá đinh lăng có rất nhiều ứng dụng trong y học, từ ăn trực tiếp, giã lá tươi cho đến sao khô. Nếu lá giã nát có thể hỗ trợ điều trị mụn nhọt, viêm da, ăn lá tươi thúc đẩy tiêu hóa thì lá khô sắc nước lại giúp lợi tiểu, chống hình thành sỏi đường tiết niệu.

Lá đinh lăng có rất nhiều ứng dụng trong y học.

Củ đinh lăng

Chính xác hơn, đây chính là phần rễ củ của cây đinh lăng trưởng thành. Nhiều thầy thuốc đông y còn đánh giá những củ đinh lăng lâu năm có giá trị ngang ngửa với nhân sâm Hàn Quốc. Nếu phân tích thành phần, rễ đinh lăng cũng chứa hơn 8 saponin và 20 acid amin thiết yếu, không hề thua kém sâm Hàn. Phần rễ củ này cũng thường được xắt nhỏ, sao vàng làm thuốc hoặc để nguyên củ tươi ngâm rượu.

Một số bài thuốc dân gian từ cây đinh lăng

Dưới đây là một số bài thuốc điều chế từ cây đinh lăng khá dễ tìm, dễ áp dụng và đặc trị cho những bệnh thường gặp:

Đinh lăng cải thiện tiêu hóa

Bạn cần 10g rễ đinh lăng, sắc với 300ml với lửa vừa nhỏ cho đến khi nước cạn 1 nửa. Lấy phần nước còn lại chia làm 2-3 lần uống trong ngày, uống liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy tiêu hóa dễ chịu, cải thiện được chứng lỵ và các tổn thương đường ruột.

Ngoài ra, nếu bạn bị đầy hơi, tiêu chảy thì hãy dùng phần lá đinh lăng tươi. Lá sau khi ngâm rửa sạch với nước muối loãng, đun lấy nước như pha trà để uống trong 3-5 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả.

Lá cây đinh lăng sau khi ngâm rửa sạch với nước muối loãng, đun lấy nước như pha trà để uống trong 3-5 ngày sẽ thấy có hiệu quả.

Đinh lăng giúp nâng cao đề kháng

Những ai đề kháng suy giảm, thường mắc các bệnh đường hô hấp, hay mệt mỏi bất thường nên thử bài thuốc sau từ đinh lăng:

  • 8g rễ đinh lăng khô
  • 8g nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ
  • 8g lá rau tần phơi khô
  • 6g củ xương bồ
  • 4g gừng tươi

Đem thành phần đã chuẩn bị đun cùng 600ml nước khoảng 20 – 30 phút. Khi nước sắc đặc lại còn khoảng 250ml, chia làm 3 phần nhỏ và dùng hết trong ngày. Nên cố gắng duy trì ít nhất 10 ngày để cơ thể được bồi bổ và phục hồi từ bên trong.

Đinh lăng chữa nhức đầu

Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần 100g lá đinh lăng phơi khô sao vàng hạ thổ, đun với 500ml nước cho đến khi nước cạn còn lại khoảng từ 100-200ml tùy theo bạn có thể uống đắng nhiều hay ít đắng. Phần nước này cũng chia nhỏ và uống hết trong ngày.

Đinh lăng chữa thông tắc tia sữa

Với mẹ bỉm bị tắc tia sữa đau nhức khó chịu, hãy áp dụng bài thuốc sau của y sĩ Kim Hoán theo sách Y học thực hành. Bạn lấy 30-40g rễ cây đinh lăng tươi, đun cùng 500ml nước cho đến khi còn lại 250ml. Nước sắc này cần uống nóng 1 lần/ngày, trong vòng 2-3 ngày.

Không chỉ thông tắc tia sữa, mà bài thuốc này giúp sữa về đều, thơm sữa, không hề ảnh hưởng chất lượng sữa cho em bé.

Đinh lăng chữa thông tắc tia sữa.

Đinh lăng chữa viêm da, tổn thương ngoài da

Với các triệu chứng ngoài da, bạn có thể kết hợp trong uống ngoài xoa chỉ với duy nhất cây đinh lăng. Để điều trị và làm dịu vết thương, bạn giã nát lá đinh lăng và đắp trực tiếp để cầm máu cũng như chống nhiễm trùng. Tiếp tục lấy 150g lá tươi hãm với 250ml nước sôi từ 5-7 phút, uống ấm khoảng 3-5 ngày. Cách làm này không chỉ giúp vết thương nhanh lành hơn từ bên trong mà còn xử lý được một số vấn đề về da khác như viêm ngứa, mẩn đỏ, mề đay, dị ứng.

Cây đinh lăng có quá nhiều công dụng đối với sức khỏe, khi chúng ta có thể tận dụng được mọi bộ phận của cây. Hy vọng bạn đã chắt lọc được những kiến thức quý báu phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng sử dụng bất cứ loại thảo dược nào cũng đều cần ý kiến từ người có chuyên môn, không sử dụng bừa bãi để có được kết quả tốt nhất, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn.

You might be interested in …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *