Blog

Mâm ngũ quả ngày Tết: Nét truyền thống gửi trao nguyện ước năm mới

Mâm ngũ quả ngày Tết là một phần quan trọng của Tết truyền thống Việt Nam, thường được chăm chút rất kỹ lưỡng với nhiều mong muốn gửi gắm trong từng loại quả. Tuy nhiên, trải qua năm tháng và đi qua 3 miền tổ quốc, mâm ngũ quả cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp với vùng miền cũng như từng gia chủ. Hãy cùng tác giả bài viết này tìm hiểu kỹ hơn về mâm ngũ quả để Tết mới này ai cũng trầm trồ khen ngợi,’lộc lá’ đầy tay nhé.

Ý nghĩa truyền thống của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết đã gắn với đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt trong thời gian rất dài. Vì vậy, ý nghĩa của mâm ngũ quả cũng có rất nhiều lý giải khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều xoay quanh con số 5, một con số thường thấy trong phong thủy cũng như tín ngưỡng Việt Nam.

Đối với nhiều người, mâm ngũ quả với 5 loại quả chính là tượng trưng cho 5 chữ: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đây là những ước muốn hết sức tự nhiên và cơ bản cho năm mới, đó là sự giàu có, khỏe mạnh, công danh thành đạt, sống lâu trăm tuổi, gia đạo yên ấm.

Còn nếu chiếu theo quan điểm Phật giáo, đây lại là 5 căn tín của con người, bao gồm: Tín – Tấn – Niệm – Định – Huệ. Chính vì vậy, ngoài trưng bày trên bàn thờ ngày Tết, một số người tin rằng mâm ngũ quả bắt nguồn từ lễ Vu Lan, nhằm răn dạy chúng ta sống có lòng tin, kiên cường, biết ơn, tâm an định và luôn Sáng suốt.

Ngoài ra, mâm ngũ quả ngày Tết cũng là một biểu trưng hoàn hảo của ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Khi 5 hành sinh ra vạn vật đất trời hài hòa, mưa sẽ thuận, gió sẽ hòa, mùa màng sẽ bội thu, cuộc sống sẽ được viên mãn vẹn tròn.

Dù theo bất cứ góc nhìn nào, ta đều thấy được mong ước về cuộc sống cân bằng, gặp nhiều sự may mắn, hanh thông trong một mâm quả dâng tổ tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết đã gắn với đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt trong thời gian rất dài.
Mâm ngũ quả ngày Tết đã gắn với đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt trong thời gian rất dài.

Sự khác biệt giữa mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền

Mâm ngũ quả miền Bắc

5 loại ngũ quả miền Bắc đặc trưng nhất bao gồm: chuối, bưởi, hồng, quýt và ớt đỏ. Một số gia đình còn thay thế bưởi bằng phật thủ, hồng bằng đào và thêm một số quả quất nhỏ để trang trí cho mâm quả thêm đầy đặn. 

Bố cục mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc luôn là một nải chuối dưới cùng, nâng đỡ các loại quả khác phía trên. Vì vậy, phải chọn được chuối xanh, không gãy rụng, quả cong khum đều, kích thước lớn thì mâm quả mới đẹp tròn đều.

Bưởi hoặc phật thủ sẽ được bày chính giữa mâm ngũ quả, các loại quả nhỏ khác xen kẽ xung quanh. Nếu trên mâm có đủ bưởi, quýt, quất, các quả này phải tươi, có đủ cành lá để cầu cho năm mới nhiều lộc lá. Các trái ớt điểm xuyết xung quanh sẽ được cắm theo chiều hướng lên trên, trông như những chiếc móng rồng oai vệ.

Có một mẹo để giữ mâm ngũ quả tươi lâu của các bà, các mẹ miền Bắc đó là tuyệt đối không rửa quả. Thời tiết mùa xuân miền Bắc nồm ẩm, lượng nước thừa có thể khiến quả bị úng, thối nhanh. Trước khi bày biện, chỉ lấy khăn ẩm nhẹ nhàng lau sạch quả, tránh làm gãy cuống là được.

5 loại ngũ quả miền Bắc đặc trưng nhất bao gồm: chuối, bưởi, hồng, quýt và ớt đỏ.

Mâm ngũ quả miền Trung

Đất miền Trung cằn cỗi nắng gió, nhưng người miền Trung rất trọng hiếu lễ. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung thường không cố định bất cứ loại quả nào, thường dựa vào mùa màng sẵn có, nhưng vẫn đủ đầy chính phụ.

Các loại quả phải thật tươi, quả đặt bên trên không quá nặng để quả bên dưới không bị dập nát. Thường thấy nhất trong mâm quả Tết miền Trung là thanh long, cam, quýt, mãng cầu, sung, dưa hấu. Các loại quả cũng được ưu tiên phối màu rực rỡ để bàn thờ được đẹp hơn trong 3 ngày Tết.

Mâm ngũ quả miền Nam

Nhắc đến mâm ngũ quả miền Nam, chắc hẳn chúng ta nghĩ ngay đến lời chúc “Cầu vừa đủ xài”. Đúng như vậy, người miền Nam có 4 thức quả chính trên bàn thờ đó là trái mãng cầu, trái dừa, đu đủ và xoài. Loại quả thứ 5 được tùy biến tùy theo từng gia đình, phổ biến nhất là các trái sung nhỏ. 

Một số gia đình cầu kỳ hơn sẽ bày thêm một cặp dưa hấu Phúc – Lộc hoặc trái thơm, ngụ ý con cháu đầy nhà, tài lộc đủ đầy. Khi bày mâm, dừa, xoài và đu đủ sẽ được bày hướng ra phía trước. Nên chọn trái dừa vỏ xanh, cuống tươi, không đốm nâu để tổng thể mâm quả thanh thoát hài hòa nhất. 

Một điều thú vị là trên bàn thờ ngày Tết miền Nam không bày chuối hay cam, quýt vào mâm ngũ quả ngày Tết. Những loại quả này có cách đọc trại âm giống những từ chỉ sự không may mắn như “cam chịu”, “chúi nhủi”, “lê lết” nên các gia chủ đều sẽ tránh để năm mới không gặp vận xui.

Gợi ý một số cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết nhanh, đẹp

Dưới đây là vài gợi ý để bạn nâng cấp mâm ngũ quả ngày Tết của gia đình mà không mất quá nhiều thời gian, tiền bạc

Mẫu 1:

Sử dụng mâm hình thuyền và các loại hoa quả quen thuộc. Điểm nhấn là những phụ kiện nhỏ đính kèm như nón lá, lì xì câu đối đậm đà bản sắc. Bạn lưu ý lựa chọn các trái dứa và thanh long có phần lá tươi, cứng cáp, nhô cao để tạo hình tựa như chiếc thuyền rồng. Các loại hoa quả còn lại bạn tùy ý sắp xếp để nhìn mâm có độ vun tròn hài hòa.

Sử dụng mâm ngũ quả hình thuyền và các loại hoa quả quen thuộc

Mẫu 2:

Đây là cách bày mâm ngũ quả ngày Tết dành cho người bận rộn, vì chỉ mất vài phút đã có thể hoàn thành. Bạn sẽ dùng xoài và cam làm phần đế cho mâm ngũ quả. Trung tâm là 1 trái phật thủ và thanh long tươi. Nhấn nhá thêm xung quanh là các loại hoa quả đơn giản, ai cũng có thể tự mình trang trí được.

Đây là cách bày mâm ngũ quả ngày Tết dành cho người bận rộn, vì chỉ mất vài phút đã có thể hoàn thành.

Mẫu 3:

Mẫu mâm ngũ quả mang hình ảnh Tết xưa khi được trang trí thêm bằng cành mai và chăn đỏ. Mâm quả xếp theo bố cục tháp vun lên cao và gài thêm hoa mai tạo nét đặc sắc riêng. Việc bày 2 trái dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng dán câu đối sẽ rất phù hợp với gia đình có ban thờ lớn để bày suốt 3 ngày Tết.

Mẫu mâm ngũ quả mang hình ảnh Tết xưa khi được trang trí thêm bằng cành mai và chăn đỏ.

Mẫu 4:

Một mẫu mâm ngũ quả biến tấu của một mâm ngũ quả miền Bắc và kết hợp thêm các cành hoa dơn – một loại hoa nổi bật vào mùa xuân. Mâm quả này rất hợp để cầu một năm mới lộc tài đơm hoa kết trái.

Một mẫu mâm ngũ quả biến tấu của một mâm ngũ quả miền Bắc và kết hợp thêm các cành hoa dơn – một loại hoa nổi bật vào mùa xuân.

Phong vị Tết có thay đổi đến đâu thì mâm ngũ quả ngày Tết vẫn sẽ giữ nguyên tầm quan trọng của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được cho mình ý tưởng để chuẩn bị đón năm 2024 với những mâm quả thật ưng ý.

Exit mobile version