Cây sài đất là một loại thảo dược khá quen thuộc đối với người Việt Nam, thường đường các bà các mẹ tìm hái để nấu nước tắm cho bé. Theo y học cổ truyền, loại cây này còn có nhiều tác dụng hơn vậy đối với sức khỏe. Cụ thể là gì, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cách nhận biết cây sài đất tốt cho sức khỏe
Trên thực tế, có đến 2 loại cây sài đất, và chỉ có 1 loại trong số đồ mang lại những tác dụng cụ thể cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẻ ngoài của chúng lại khá giống nhau do đều thuộc họ Asteraceae. Thân cây nhẵn, màu xanh đậm, nhìn kỹ sẽ thấy trên thân luôn có một lớp lông mỏng. Vì vậy, để dễ nhận biết, bạn nên nhìn vào màu hoa.
Loại sài đất hoa trắng, hay còn có tên dân gian là cây húng trám, mới chính là loại thường được dùng để điều trị các bệnh về da, làm mát, trị ngứa, rôm sảy. Dưới đây là hình ảnh cây sài đất hoa trắng để bạn không bị nhầm lẫn khi phân biệt.
Ngược lại, sài đất hoa vàng có màu sắc đẹp hơn, là loại cây thường được dùng làm cây cảnh. Dân gian lẫn y học không dùng loại này trong chữa bệnh.
Cây sài đất có tác dụng gì?
Nếu bạn vẫn còn phân vân cây sài đất có tác dụng gì ngoài làm mát, thì dưới đây sẽ là hàng loạt câu trả lời cho bạn:
Chống viêm, kháng khuẩn
Sài đất chứa triterpenoid saponin, một loại saponin thường gặp trong thiên nhiên, tác dụng gần giống loại có mặt trong nhân sâm. Đây là chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống virus, đặc biệt là một số loại gây bệnh da liễu nổi tiếng như nấm Candida, Aspergillus hay Fusarium.
Ngoài ra, methanol chiết ra từ lá sài đất có thể chống lại đến 3 loại vi khuẩn Gam dương và 3 loại khuẩn Gam âm.
Do đó, sài đất là sự góp mặt tuyệt vời cho các bài thuốc điều trị viêm, điều trị bệnh lây nhiễm do sự tấn công của virus, nấm.
Chống oxy hóa
Cây sài đất chứa đến 2 chất chống oxy hóa bao gồm Caroten và Chlorophylle, được tìm thấy rất nhiều trong tinh dầu chiết từ lá sài đất. Những chất chống oxy hóa này tấn công trực tiếp vào các gốc tự do, giúp ngăn chặn tốc độ thoái hóa cũng như lão hóa của cơ thể. Thậm chí, hoạt chất có trong cây sài đất này còn giúp các nhà khoa học mở ra cánh cửa nghiên cứu về những liệu pháp thiên nhiên phòng ngừa ung thư.
Trị rôm sảy, mẩn ngứa ngoài da
Đây có lẽ là 1 trong 2 công dụng tiêu biểu nhất của cây sài đất. Trong Đông y, sài đất thuộc nhóm thảo dược tính mát, cộng thêm hàm lượng chất chống viêm dồi dào, cho nên nó có khả năng làm dịu các vết mẩn ngứa, rôm sảy rất hiệu quả.
Thông thường, các bà các mẹ sẽ vò nát lá sài đất để đun nước tắm cho trẻ. Ngoài ra, có một mẹo được áp dụng từ xa xưa, đó là dùng bã sài đất sau khi vò xoa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy. Trẻ sẽ đỡ ngứa, ít quấy khóc và ngủ ngon hơn, thậm chí là ngừa được bệnh sởi.
Thanh nhiệt, tiêu độc
Sài đất có vị chua thanh nhẹ nhàng, nên ngoài dùng đun nước, đắp ngoài da, thì người ta còn chế biến sài đất thành những món ăn, đồ uống có tính giải nhiệt, thải độc cơ thể.
Đơn giản nhất, bạn có thể ăn trực tiếp rau sài đất như các loại rau sống khác. Cầu kỳ hơn, các món salad trộn chung với thành phần thịt cá cũng rất hấp dẫn, lại tốt cho sức khỏe. Khi bị mụn nhọt, nóng trong, hãy thử ăn các món ăn có chứa sài đất để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Trị cảm cúm
Theo y học cổ truyền, cây sài đất có tác dụng hóa đàm, khử ứ, tiêu thũng, lương huyết. Khi bị cảm cúm, dùng sài đất đun nước uống sẽ khiến các cơn sốt dịu lại, cổ họng bớt khó chịu.
Người ta thường kết hợp sài đất với các loại nguyên liệu khác như kinh giới, cam thảo, tía tô, kim ngân hoa, sắc uống mỗi ngày 2 lần để đẩy lùi không chỉ cảm cúm mà cả những cơn sốt rét, sốt viêm họng.
Những lưu ý ít người biết khi dùng cây sài đất
Khi dùng cây sài đất, bạn cần lưu ý:
- Nếu có bệnh nền, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của loại thuốc điều trị bạn đang sử dụng.
- Dù là thảo dược, vẫn có một số lượng người nhất định bị dị ứng. Vì vậy, trước khi bôi hay uống nhiều, hãy thử 1 lượng nhỏ ra cổ tay để chắc chắn rằng cơ thể không có phản ứng nào tiêu cực.
- Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về sài đất với phụ nữ có thai. Do đó, để an toàn nhất, không nên dùng cây sài đất cho bà bầu.
- Không dùng quá nhiều sài đất trong một ngày sẽ gây lạnh bụng. Với lá tươi, bạn dùng tối đa từ 100-150g/ngày. Nếu dùng cây khô, bạn giảm một nửa khối lượng sử dụng và rải ra ăn hoặc uống đều trong ngày.
- Trẻ nhỏ chỉ nên dùng 1 lượng bằng khoảng ⅓ – ½ so với người lớn. Trẻ dưới 3 tuổi dừng ở việc đắp hoặc tắm nước là sài đất là đủ, chưa nên cho trẻ ăn lá cây này sớm vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn tương đối đầy đủ thông tin về sài đất, đặc biệt đưa ra trực quan hình ảnh cây sài đất để bạn không nhầm lẫn với các loại cây tương tự khác. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về y học, chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên từ thảo dược, hãy theo dõi trang để không bỏ lỡ những bài viết thú vị được cập nhật liên tục nhé.