Blog

5 giống hoa hồng cổ dễ trồng để làm đẹp ngôi nhà và ứng dụng dưỡng da

Bạn có đam mê làm vườn, yêu thích hoa hồng cổ nhưng thường xuyên thất bại với việc tự trồng tại nhà? Bài viết này sẽ là cẩm nang bỏ túi cho bạn. Bài viết không chỉ giúp bạn dễ trồng, dễ chăm được khóm hoa hồng cổ đẹp như ý mà còn bật mí những ứng dụng cực kỳ tuyệt vời của loài hoa này đối với làn da cũng như nhan sắc của bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Hồng cổ Sapa
Hồng cổ Sapa dễ chăm dễ trồng

5 giống hoa hồng cổ đẹp dễ chăm sóc

Hồng cổ Sapa

Một giống hoa hồng cổ ít sâu bệnh, được trồng phổ biến tại miền Bắc, chăm sóc đơn giản, chắc chắn phải nhắc đến là hồng cổ Sapa. Từ tháng 10 đến tháng 1 âm lịch là thời kỳ ra hoa đẹp nhất của giống hoa này. 

Hồng cổ Sapa có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc chiết cành đều được. Trước đây, nhiều người thường ghép hồng Sapa với gốc tầm xuân. Tuy nhiên, cách trồng và chơi nguyên bản sẽ giúp cây sống lâu, hoa đẹp và tăng sức chống chịu với thời tiết.

Hồng cổ Sapa có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc chiết cành đều được.

Hồng đào cổ

Hồng đào cổ là một trong số những giống hoa hồng lâu đời nhất hiện nay tại Việt Nam. Sở hữu vẻ đẹp thanh thuần, hương thơm dịu dàng dễ chịu, đây là loại hoa mà hầu hết những người yêu hoa hồng cổ đều nên trồng thử.

Hoa hồng đào cổ không yêu cầu các công đoạn tưới bón cầu kỳ. Người chơi hoa chỉ cần kết hợp giữa bón phân hữu cơ và phân NPK theo chu kỳ 20-25 ngày xen kẽ nhau, đảm bảo cây sẽ phát triển tốt và ra hoa rất đẹp, tươi màu, bền cánh.

Đặc biệt, nếu bạn ngại rệp và sâu bệnh sinh sôi thì hồng đào cổ chính là đáp án cho bạn nhờ sức sống mãnh liệt cũng như xác suất bị côn trùng tấn công rất thấp, thậm chí ngay khi cây trồng kế cận đã bị nhiễm bệnh.

Cây Hoa Hồng Cổ Sapa

Hồng bạch Ho

Đúng như tên gọi, hồng bạch Ho có những cánh hoa màu trắng tinh khôi. Trong dân gian, loài hoa này thường được lấy đem chưng với mật ong để làm thuốc chữa các bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ. Đây là giống hoa hồng cổ điển của Việt Nam được trồng phổ biến và ít lai tạp. Mặc dù hồng bạch ho nhanh tàn chỉ sau 2-3 ngày ra hoa, nhưng bù lại rất sai hoa và khi hoa nở bung sẽ khiến khu vườn của bạn được bao phủ bởi sắc trắng thanh thuần cực kỳ thu hút. 

Giống hoa hồng này cũng rất ít bệnh, đôi khi sẽ xuất hiện các loại bệnh không quá nguy hiểm như nấm phấn trắng. Đối với các loại bệnh phổ biến trên hoa hồng như rệp đỏ, trĩ, hồng bạch Ho có khả năng đề kháng khá tốt.

Đúng như tên gọi, hồng bạch Ho có những cánh hoa màu trắng tinh khôi

Hoa hồng bạch xếp

Cũng thuộc giống hoa hồng trắng, nhưng hoa hồng bạch xếp có số lượng cánh dày và xếp lớp đẹp hơn bạch Ho. Hoa hồng bạch xếp cũng bền hơn, tàn sau 5-6 ngày, và mỗi 7-8 tuần lại cho một lứa hoa mới.

Về cơ bản, cách chăm sóc và khả năng kháng sâu bệnh của bạch xếp tương tự như bạch Ho. Tuy nhiên, khi mua cây non, bạn cần lưu ý kỹ nguồn gốc, uy tín vì người bán thường đánh tráo 2 loại hoa hồng cổ này do có nhiều đặc điểm bề ngoài tương tự.

Hoa hồng bạch xếp có số lượng cánh dày và xếp lớp đẹp hơn bạch Ho

Hoa hồng quế cánh kép

Hoa hồng quế cánh kép thường mọc và nở thành chùm, có màu sắc trải từ hồng rực cho tới đỏ nhung vô cùng nổi bật. Khi hoa nở đồng loạt, thường là vào dịp Tết, sẽ khiến cho khu vườn của gia chủ sáng bừng, tươi tắn.

Hoa hồng quế là loại cây bản địa lâu đời của người Việt, đã rất thuần hóa với khí hậu nước ta. Chính vì vậy, việc chăm sóc loài hoa này lại càng trở nên dễ dàng. Hồng quế sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên, chỉ cần đất tơi xốp tránh ngập úng, bổ sung phân trùn quế định kỳ là đã đủ để giúp cho cây phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, bạn càng chăm cắt tỉa, cây càng ra hoa nhiều hơn, chuẩn màu và đẹp hơn.

Hoa hồng quế cánh kép thường mọc và nở thành chùm, có màu sắc trải từ hồng rực cho tới đỏ nhung vô cùng nổi bật

2 cách làm nước hoa hồng cổ dưỡng da tại nhà

Ngoài tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà, hoa hồng cổ nhà trồng là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để bạn làm nước hoa hồng làm đẹp cho chính làn da của mình. Cùng ghi lại ngay 2 cách dưới đây nhé.

Phương pháp chưng cất

Đây là cách được khuyên dùng nhất vì cho thành phẩm tinh khiết, bảo quản được lâu. Tuy nhiên, nhược điểm là thực hiện khá mất thời gian.

Đặt âu lớn vào lòng nồi, lót phía dưới là gạch hoặc chén/đĩa chịu nhiệt sao cho đáy âu cách đáy nồi một khoảng 2-3cm. Xếp cánh hoa hồng xuống dưới đáy nồi, xung quanh âu, sau đó đổ nước ngập cánh hoa nhưng không vượt quá đáy âu. 

Đun sôi nước, đậy ngược nắp nồi để hơi nước ngưng tụ lại. Phía trên nắp nồi xếp đá viên để hơi nước ngưng tụ nhiều và nhỏ giọt xuống âu nhanh hơn. Hạ nhỏ lửa, thay đá mới mỗi khi đá cũ tan hết. Sau khoảng 30 phút, bạn thu được thành phẩm nước hoa hồng tinh khiết. Chiết thành phẩm vào chai và sử dụng dần.

Phương pháp chưng cất nước hoa hồng

Phương pháp nấu

Cho các nguyên liệu vào nồi, đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa liu riu cho đến khi cánh hoa chuyển trong suốt. Tiếp theo, mở nắp nồi và để phần nước hoa nguội hẳn trước khi lọc bằng túi lọc.

Nước hoa hồng nấu bằng cách này có màu sắc giống như cánh hoa, hương thơm vô cùng quyến rũ, tuy nhiên lại không bảo quản được lâu.

Cách sử dụng nước hoa hồng hàng ngày như thế nào để có hiệu quả. Sau khi tự nấu được những mẻ nước hoa hồng đầu tiên, bạn hãy tham khảo tại đây để ứng dụng thông minh nhất nhé.

Phương pháp nấu nước hoa hồng

Những lưu ý khi chọn hoa hồng cổ để chăm sóc da

Bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hoa hồng cổ trồng tại vườn nhà để làm nước hoa hồng. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số điều nhất định cần lưu tâm để tạo ra thành phẩm chất lượng:

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm cảm hứng làm vườn cũng như sớm có được thành quả nước hoa hồng cổ tự nhiên nhà làm. Muốn tìm hiểu thêm về nông nghiệp hữu cơ hoặc các ứng dụng xanh – sạch – lành để chăm sóc cơ thể, gia đình, hãy theo dõi trang để cập nhật các bài viết bổ ích mới sớm nhất.

Exit mobile version