Blog

Trị đau răng bằng cây hoa cúc áo, những cách nào hiệu quả nhất?

Mẹo dân gian dùng nhiều thảo dược tự nhiên để điều trị đau răng, trong số đó hoa cúc áo, hay còn gọi là cây cúc áo hoa vàng được rất nhiều người lựa chọn. Đây là loại cây có thể tận dụng được tất cả các bộ phận để làm thuốc. Mặc dù vậy, thuốc bào chế từ cây cúc áo có thể giải quyết cơn đau răng triệt để hay không? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Vai trò của cây hoa cúc áo trong y học

Cây hoa cúc áo, đúng như tên gọi là một loại cây thuộc họ cúc. Vốn dĩ mọc dại nên loại cây này có rất nhiều cái tên khác nhau tùy địa phương như Nút Áo, Cúc Lác, Cỏ Nha Han, Cuồng Trầm.

Xét theo y học cổ truyền, đây là thảo dược nóng, vị cay the tê lưỡi lẫn chút đắng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, kháng viêm. 

Về phương diện khoa học, cây hoa cúc áo chứa nhiều nhất là tinh dầu spilanthol. Ngoài ra, loại cây này còn chứa các thành phần hoạt chất khác như sterol, polysaccharide không khử và eudesman solid. Trong đó, polysaccharide là chất được ví như tấm khiên chắn tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Vì vậy, cây cúc áo được ứng dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như đau xương khớp, phong thấp, cảm mạo, sốt rét, đau đầu, làm mát cơ thể, giảm mề đay. Khi bôi thoa bên ngoài, cúc áo hoa vàng có thể giúp giảm mụn nhọt, sơ cứu vết thương hở, vết rắn cắn, vùng tụ máu bầm tím, sưng đau.

Cây cúc áo trị đau răng có tốt thật không?

Có nhiều tác dụng như vậy, nhưng thực tế cây cúc áo có trị đau răng được tốt như dân gian vẫn truyền miệng không? Khoa học đã chứng minh là có.

Thành phần Spilanthol trong cây hoa cúc áo đóng vai trò như một chất gây tê cục bộ tự nhiên. Vì vậy, nó có thể làm giảm tức thời cơn đau nhức do sâu răng, viêm nướu, nha chu gây ra. Polysaccharide với khả năng tăng cường miễn dịch sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm, thúc đẩy chữa lành. 

Vì là dược liệu thiên nhiên nên tác dụng của cây cúc áo hoa vàng trong việc xử lý đau răng chỉ thực sự phát huy sau ít nhất 1 tuần sử dụng. Bạn có thể dùng 2-3 tuần liên tục cho đến khi thấy triệu chứng biến mất hẳn.

Hướng dẫn sử dụng cây hoa cúc áo trị đau răng

Có 3 cách dùng cây hoa cúc áo để chữa đau răng:

Chọn những lá hoa cúc áo không quá già, không héo úa, không sâu hay bị côn trùng cắn đem về ngâm rửa sạch sẽ với muối tinh, để ráo nước. Tiếp theo, đem lá đi giã nhỏ và đắp trực tiếp vào phần răng bị đau. Ngậm trong miệng như vậy ít nhất 10 phút mới được nhổ bỏ. Cuối cùng, súc miệng thật kỹ bằng nước muối loãng hoặc nước sạch là hoàn thành.

Rượu và cây cúc áo có một số điểm chung lớn, đó là khả năng gây tê và tính sát khuẩn. Vì vậy, dân gian đã kết hợp 2 thành phần này làm rượu cây cúc áo trị đau răng.

Với rượu cúc áo, chúng ta sẽ chỉ dùng phần hoa màu vàng. Chọn rượu trắng loại ngon nhất để làm nước ngâm. Hoa chọn bông tươi, rửa sạch với nước muối loãng sau đó phơi khô kiệt. Cho hoa vào bình ngâm, xếp đầy chặt rồi đổ ngập rượu lên trên, ngâm trong ít nhất 15 ngày. 

Khi bị đau răng, chỉ cần gạn 1 chén nhỏ rượu hoa cúc áo để ngậm. Mỗi lần ngậm khoảng 5 – 10 phút và nhớ súc miệng lại với nước sạch.

Đây là cách giúp bạn bảo quản cây hoa cúc áo được lâu nhất, bằng cách đẹp phơi/sấy khô sau đó tán nhỏ thành dạng bột. Khi cánh hoa khô giòn bạn mới đem nghiền và cố gắng làm mịn nhất có thể, giữ trong hộp kín để dùng dần.

Cách dùng bột cây cúc áo trị đau răng là pha 1 thìa con bột với nước sạch. Dùng nước này súc miệng, sau đó súc lại bằng nước muối loãng, cuối cùng súc miệng lần nữa với nước ấm sạch. 

Lưu ý khi dùng cây hoa cúc áo cho răng miệng

Tuy đã được công nhận về khả năng chữa đau răng, bạn vẫn cần tuân thủ những lưu ý khi sử dụng cây hoa cúc áo giống như mọi loại dược liệu khác:

Tóm lại, tác dụng của cây cúc áo hoa vàng đối với răng miệng đã được chứng nhận bởi cả y học cổ truyền dân gian lẫn khoa học hiện đại. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đủ những hướng dẫn chi tiết cũng như lưu ý quan trọng để bạn áp dụng tốt nhất trong đời sống hàng ngày. 

Bạn muốn biết thêm về các thảo dược tự nhiên khác ngoài cây hoa cúc áo? Bạn muốn khám phá các sản phẩm thuần thiên nhiên có công dụng ra sao với sức khỏe? Hãy theo dõi trang để cập nhật các bài viết hữu ích nhanh nhất nhé.

Exit mobile version