Blog

Tinh dầu bạc hà: 6 tác dụng tuyệt vời với sức khỏe và tinh thần

Từ rất lâu đời, người ta đã biết dùng bạc hà cũng như tinh dầu của nó để chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, làm gia vị hoặc trang trí cho các món ăn ngọt. Trong cuộc sống ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điều chế, bạc hà xuất hiện nhiều hơn trong các sản phẩm chăm sóc cả gia đình như dầu thơm, dầu massage, kem đánh răng, nến thơm, đồ uống pha chế, bánh kẹo đóng gói…

Tinh dầu bạc hà là một sản phẩm có hương thơm, vị the mát, màu vàng nhạt được chiết xuất từ lá hoặc thân cây bạc hà tươi. Một số giống cây bạc hà cho mùi hương tinh dầu thơm nhất, có nhiều tác dụng nhất là peppermint, ginger mint hoặc Pennyroyal mint.

Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà chứa đến hơn 50% là menthol. Đây là một hợp chất hữu có hoạt tính làm tê, diệt khuẩn cục bộ, được ứng dụng khá nhiều trong cả y học cổ truyền và hiện đại.

Dưới đây là 6 tác dụng của tinh dầu bạc hà

1, Đuổi côn trùng

Bạc hà được mệnh danh là siêu nhân đuổi côn trùng bởi hàm lượng menthol cao cùng với mùi hương the cay khiến côn trùng sợ hãi. Ở những nơi ẩm thấp, việc sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ phần nào ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, cũng như làm sạch không khí, giảm hình thành nấm mốc. 

Thoa một chút tinh dầu cho trẻ nhỏ, hoặc đặt ở nơi trẻ nằm sẽ tránh kiến, gián, đặc biệt là muỗi tấn công. Hoặc khi trẻ bị côn trùng cắn, dùng tinh dầu bạc hà cho vết cắn sẽ giảm ngứa nhờ hoạt tính làm tê của menthol. Nhờ đó, trẻ bớt khó chịu, không gãi, giảm nguy cơ trầy xước, viêm da do côn trùng.

2, Giảm đau đầu, giảm stress

Qua hàng loạt những thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học tại đại học Kiel, Đức đã chứng minh được tác dụng của tinh dầu bạc hà trong việc giảm những cơn đau đầu, đau nửa đầu dai dẳng. Những người tham gia trải nghiệm khi được thoa tinh dầu ở trán, thái dương sẽ giảm độ căng cứng của cơ bắp, tăng nhận thức, bớt nhạy cảm với ánh sáng và có cảm giác nhẹ nhõm hơn.

Bạc hà không chỉ phát huy tác dụng trị liệu đối với những cơn đau đầu mà còn có tác dụng rất tốt với bệnh nhân rối loạn lo âu, người gặp áp lực dẫn đến mất tinh thần, khó ngủ. Mùi thơm dễ chịu của bạc hà tác động trực tiếp vào chất dẫn truyền thần kinh GABA trong não bộ – một chất liên quan đến việc giảm kích thích thần kinh, đưa não bộ vào trạng thái thư giãn.

3, Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng bệnh mãn tính biểu hiện ở những cơn đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa kéo dài. So với các loại giả dược, bạc hà được đánh giá khá cao trong việc hỗ trợ giảm nhanh những cơn đau cũng như ổn định hoạt động nhóm cơ trơn tại ruột. 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong tinh dầu bạc hà chứa Carvone, một hoạt chất có tác dụng ức chế các cơn co thắt ruột. Chính vì vậy, khi ứng dụng trong điều trị mang lại kết quả khá nhanh chóng và khả quan cho cả bệnh nhân tiêu chảy hay táo bón.

4, Làm dịu cơn buồn nôn

Bạc hà được chứng minh có khả năng đẩy lùi cơn buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc cho các bệnh nhân sau phẫu thuật hay đang điều trị bệnh tim.

Một thử nghiệm đã chỉ rõ ràng, trên thang điểm 5, những người hít tinh dầu bạc hà liên tục trong 2 phút có chỉ số điểm về buồn nôn từ 3,29 tụt xuống chỉ còn 1,44. Tuy nhiên, tác dụng giảm buồn nôn này chưa có được số liệu hoàn toàn trên phụ nữ mang thai, do cơ chế khác nhau.

5, Cải thiện triệu chứng hô hấp

Với khả năng kháng khuẩn và thư giãn cơ, bạc hà có tác động rất lớn trong hỗ trợ điều trị hô hấp như nghẹt mũi, khó thở, viêm xoang, ho kéo dài.

Menthol lúc này giống như một chất kích hoạt mở đường thở, giảm nhầy, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus tránh sự tấn công sâu hơn vào hệ hô hấp. 

Bên cạnh đó, khi các cơ ở đường mũi không hoạt động quá mẫn cảm cũng sẽ ngăn được sự xâm nhập của các tác nhân có hại theo mùa như bụi mịn, phấn hoa. Nhờ đó, tinh dầu bạc hà giúp cải thiện sự khó chịu cho những người dễ mắc các vấn đề hô hấp dị ứng như viêm mũi dị ứng hoặc hen phế quản.

6, Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Một trong những tác dụng được biết đến sớm nhất của tinh dầu bạc hà là ngăn chặn mùi hôi hơi thở, tăng cường sức khỏe răng miệng.

Nhờ hoạt tính gây tê cục bộ của menthol, bạc hà làm dịu những cơn đau răng hay đau do mọc răng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, tinh chất bạc hà ức chế sự hình thành vi khuẩn, giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu lợi. Với mùi thơm đặc trưng, bạc hà dường như là thành phần không thể thiếu trong bất cứ loại kem đánh răng nào.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Mặc dù có nhiều tác dụng và là một thảo dược lành tính, tuy vậy vẫn có những lưu ý nhất định cần tuân thủ khi sử dụng tinh dầu bạc hà.

Tinh thể Bạc Hà

Đối tượng sử dụng

Tinh dầu bạc hà ở nồng độ vừa phải an toàn và phù hợp với mọi lứa tuổi. Chỉ trừ phi bạn có những kích ứng khác lạ khi sử dụng, khi đó mới cần ngừng và thăm khám để biết mình có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của bạc hà hay không.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng trực tiếp loại tinh dầu này. Tuy nhiên, với những sản phẩm có chứa mùi bạc hà nhẹ, kem đánh răng, đồ uống thì hoàn toàn an toàn. Chỉ cần bạn không có phản ứng nghén với mùi này là được.

Cách sử dụng đúng

Bạn có thể bôi ở nhiều vị trí, từ da, sau gáy, cho đến nướu, ngoại trừ niêm mạc mắt hoặc các vết thương hở.

Do bạc hà có khả năng khuếch tán tốt nên việc thêm tinh dầu bạc hà vào nước tắm nóng hay máy xông cũng rất được bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân viêm hô hấp, căng thẳng thần kinh.

Tinh dầu bạc hà không được dùng để uống trực tiếp. Nếu bạn muốn uống trà hay sử dụng đồ uống có mùi bạc hà, hãy dùng chiết xuất bạc hà hoặc các loại lá trà bạc hà sấy khô để thay thế. 

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà hiện đã có mặt trong nhiều sản phẩm thảo dược ở dạng tinh chế cao cấp. Đặc biệt, kem đánh răng thảo dược có thêm bạc hà thường sẽ mang lại mùi hương the mát, ngăn ngừa vi khuẩn răng miệng mà không gây mất vị giác. Một trong số những sản phẩm nổi bật trên thị trường là kem đánh răng Dear Nature với thành phần chứa tinh dầu bạc hà organic cùng hàng loạt những dưỡng chất thiên nhiên khác như bột lòng đỏ trứng, bột đinh hương, chiết xuất trái cau, chiết xuất cây cúc áo…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tinh dầu bạc hà cũng như cách sử dụng đúng. Để tham khảo nhiều hơn những thông tin khác về thảo dược tự nhiên chăm sóc sức khỏe cũng như biết thêm về sản phẩm kem đánh răng thảo dược Dear Nature chất lượng, theo dõi trang ngay nhé!

Exit mobile version